Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Quyền con người được sống trong một môi trường trong lành



 Có thể nói, con người và môi trường như hai tấm gương lớn phản chiếu hình ảnh của nhau, những giá trị của văn minh nhân loại được thể hiện thông qua sự tồn tại của các hình thái khác của môi trường; tới lượt mình cuộc sống muôn màu muôn vẻ của con người lại chính là quá trình phản ánh sự thay đổi của môi trường xung quanh. Thật vậy, môi trường chính là nơi cung cấp toàn bộ những điều kiện thiết yếu và nguồn lưc để con người có cơ hội sáng tạo nên tất cả những giá trị về khoa học, tinh thần, đạo đức của chính mình. Những vấn đề mà con người phải giải quyết để phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của mình chứa đựng bản chất là hành vi tác động và làm biến đổi môi trường. Môi trường chính là cuốn sách mà con người tự viết lên đó lịch sử của chính mình.
Như vậy, bất cứ hành vi nào của con người tác động tới môi trường dù tích cực hay tiêu cực sẽ đều dẫn đến kết quả là sự tác động theo chiều ngược lại với mức độ tương xứng, thậm chí có thể còn mãnh liệt hơn những gì chúng ta đã làm. Trong khoảng 100 năm trở lại đây, chính những thành tựu vượt bậc về khoa học công nghệ đã dẫn tới tình trạng là chưa bao giờ con người lại tác động tới môi trường với quy mô và cường độ ghê gớm như thế. Quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng, chiến tranh tàn khốc, bệnh tật và nạn đói chính là những minh chứng rõ ràng nhất của hiểm họa môi trường do chính chúng ta gây ra. Biến đổi khi hậu toàn cầu đang ngày càng hiện hữu tàn khốc đe dọa trực tiếp tới cuộc sống bình yên của con người. Và hoàn toàn có cơ sở để khẳng định rằng, môi trương sống của con người đàng bị tổn hại và đe dọa nghiêm trọng.
Trước tình hình đó, nhân loại đã cùng nhau hợp sức hành động để bảo vệ cuộc sống của thế hệ hiện tại, thế hệ tương lai và bảo vệ những thành quả đã gây dựng nên. Quyền con người được sống trong môi trường trong lành được hình thành và xem là nguyên tắc trụ cột được cộng đồng quốc tế ghi nhận và là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật mô trường Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung, phạm vi của quyền này cũng như là việc thực thi trên thực tế tại Việt nam như thế nào để đạt được mục đích cải thiện môi trường sống trong lành hơn lại là vấn đề khá mới mẻ. Trong bản Tuyên Ngôn Đôc Lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Quyền con người được sống trong môi trường trong lành chính là sự biểu hiện sinh động của quyền được sống và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Với đề tài: Thực thi quyền con người được sống trong môi trường trong lành, chúng tôi mong muốn đem lại một cái nhìn rõ ràng và toàn diện hơn về thực trạng môi trường sống của người dân Việt Nam; những hành động của Nhà nước, xã hội trong việc thực hiện các quy định của pháp luât cùng những thành tựu đã đạt được trong việc thực thi quyền này trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực thi quyền con người được sống trong môi trường trong lành.
  
Quyền con người là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào, đó là sự phấn đấu chung không mệt mỏi  của toàn thể nhân loại, là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ cá nhân chống lại những hành động làm tổn hại đến nhân phẩm và sự tự do cơ bản của con người, hay nói một cách khác thì quyền con người là hệ thống giá trị toàn cầu phổ biến nhằm cống hiến cho sự linh thiêng của cuộc sống và tạo ra một khuôn khổ để xây dựng hệ thống quyền con người, được các quy phạm và tiêu chuẩn quốc tế bảo vệ. Nó được gi nhận trong hầu hết các đạo luật của các quốc gia trên thế giới, được khẳng định một cách cụ thể rõ ràng trong bản Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (1948). Theo đó các quyền cơ bản của con người bao gồm quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật.Bên cạnh đó quyền con người còn có thể bao gồm các quyền đặc trưng khác trong mỗi lĩnh vực riêng biệt. Và trong lĩnh vực môi trường thì đại đa số các nước trên thế giới đều thừa nhận một quyền riêng biệt của con người đó là quyền được sống trong môi trường trong lành

Như đã đề cập ở trên thì con người trên thế giới đều có quyền được sống trong một môi trường trong lành. Vậy thế nào là môi trường? và hiểu thế nào cho đúng về môi trường trong lành?
Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái  hữu hình (đô thị,  hồ chứa...) và những cái  vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật...), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”. Còn theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường 2005 thì: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.". Ở trong đề tài này, nhóm chỉ đề cập đến khái niệm môi trường theo nghĩa hẹp. Theo đó, thì môi trường sẽ bao gồm các thành phần : đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.
Với khái niệm môi trường như trên thì ta có thể hiểu một cách khái quát về môi trường trong lành. Đó là một môi trường không bị ô nhiễm, đảm bảo cuộc sống được hài hòa với tự nhiên. Ở đây, cần hiểu rằng môi trường không bị ô nhiễm là môi trường mà con người có thể tồn tại và phát triển chứ không phải là một môi trường trong sạch lý tưởng. Hay nói cách khác thì đó là môi trường đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luât.Tại khoản 5 điều 3 Luật bảo vệ môi trường thì : tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường”, và theo quy định tại Điều 10 Luật bảo vệ môi trường 2005 thì hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia bao gồm: tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh và tiêu chuẩn về chất thải, trong đó: tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số môi trường phù hợp với mục đích sử dụng thành phần môi trường, còn tiêu chuẩn về chất thải quy định cụ thể giá trị tối đa các thông số ô nhiễm của chất thải bảo đảm không gây hại cho con người và sinh vật. Như vậy, môi trường trong lành theo nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành được hiểu là môi trường không bị ô nhiểm, đáp ứng các tiêu chuân vè môi trường theo quy định của pháp luật.

Tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trường đã đưa ra quyền của con người được sống trong một môi trường trong lành thành một nguyên tắc của quan hệ giữa các quốc gia và luôn ở vị trí đầu tiên trong các nguyên tắc. Nguyên tắc 1 Tuyên bố của Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường con người (Tuyên bố Stockholm – năm 1972) nêu rõ: “Con người có quyền cơ bản được tự do, bình đẳng và đầy đủ các điều kiện sống, trong một môi trường chất lượng cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm long trọng bảo vệ và cải thiện cho các thế hệ hôm nay và mai sau.”[1]
            Nguyên tắc 1 Tuyên bố của Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển (Tuyên bố Rio de Janeiro – 1992) cũng khẳng định: “ Con người là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hòa với thiên nhiên.”[2]
Dưới góc độ pháp lý thì chất lượng môi trường xung quanh đạt tiêu chuẩn cho phép. Quyền được sống trong một môi trường trong lành là quyền tự nhiên của con người, là quyền rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống[3].
Quyền của con người được sống trong một môi trường trong lành được hiểu là quyền được sống trong một môi trường với chất lượng cho phép, cuộc sống được đảm bảo về mặt vệ sinh môi trường, được hài hóa với tự nhiên. Hay nói cách khác, là quyền được sống trong một vùng không bị ô nhiễm, không bị suy thoái môi trường[4].
Quyền con người (QCN) đối với môi trường là một trong những quyền thuộc nhóm quyền thứ ba (quyền được hưởng hòa bình, quyền phát triển và quyền được sống trong môi trường trong lành) được ghi nhận vào những năm 80. Điều này đã được phản ánh trong Báo cáo phát triển con người năm 2000, một tuyên bố mang tính bước ngoặt về Quyền con người khi được gắn với phát triển con người “Xóa nghèo là một thách thức chính của Quyền con người thế kỷ XXI. Một mức sống phù hợp, chăm sóc, giáo dục tử tế, việc làm và bảo vệ chống lại thiên tai không chỉ là mục tiêu phát triển, mà là Quyền con người”. Nhóm quyền thứ ba này là sự thể hiện tốt nhất tính thống nhất của các quyền, vì chúng đòi hỏi phải có hợp tác quốc tế và xây dựng cộng đồng. Sự cần thiết phải xây dựng Tuyên ngôn về Quyền con người đối với môi trường đã được nhận thức và hưởng ứng tại nhiều nước trên thế giới.

Nội dung của quyền con người được sống trong môi trường trong lành chứa đựng trong các văn bản quốc tế và các văn bản quốc gia. Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 đến nay, quyền sống của con người mắc dù được đảm bảo hơn về mặt pháp lý bằng các thể chế dân chủ song lại bị đe dọa bởi tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường. Trong điều kiện đó cuộc sống của con người phải gắn chặt với môi trường. Nội dung nguyên tắc quyền con người được sống trong môi trường trong lành được ghi nhận trong tuyên bố stoc khom và tuyên bố Riô De Janeiro và chi phối xây dựng chính sách pháp luật quốc gia. Việt nam là quốc gia ký 2 tuyên bố này có trách nhiệm biến quyền được sống trong môi trường trong lành là nguyên tắc pháp lý và thực tế đó là một nguyên tắc của luật môi trường Việt nam. Đòi hỏi cơ bản của nguyên tắc này là mọi  quy phạm pháp luật môi trường, mọi chính sách pháp luật về môi trường phải lấy việc đảm bảo điều kiện sống của con người trong đó đảm bảo điều kiện môi trường là ưu tiên số một.
Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) năm 1945 thiết lập những nguyên tắc cơ bản về tôn trọng nhân phẩm, giá trị vốn có, bảo vệ quyền và các tự do cơ bản của con người. Tiếp sau đó, Đại hội đồng LHQ đã ban hành một loạt các tuyên bố và công ước quốc tế về quyền con người, chính thức đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển ngành luật quốc tế về quyền con người..
Các văn bản quốc tế có chứa đựng những quy định về quyền con người được sống trong môi trường trong lành: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948; Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1962 : sự phát triển kinh tế và bảo vệ thiên nhiên; Các Công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự, văn hóa, xã hội năm 1966; Tuyên bô Stốc-khôm về các vấn đề môi trường năm 1972; Tuyên bố Reo de Janeiro về môi trường và phát triển 1992; Tuyên bố Johanesbury năm 2002 về phát triển bền vững.
Tuyên bố Stockholm năm 1972 được xác định là cột mốc đầu tiên cho sự gắn kết hai vấn đề tưởng chừng là hai lĩnh vực riêng biệt trong hoạch định chính sách công, nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Trong Tuyên bố Stockholm, Nguyên tắc 1 đã thiết lập nền tảng mối quan hệ giữa quyền con người với bảo vệ môi trường, rằng: “con người có các quyền cơ bản về tự do, bình đẳng và điều kiện sống tối thiểu trong môi trường trong lành, bình đẳng cho phép con người có cuộc sống trong nhân phẩm và hạnh phúc”.
Tiếp đó, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và phát triển bền vững năm 1992 tại Rio de Janeiro, Brasil, đã tuyên bố rằng con người “có quyền được sống một cuộc sống lành mạnh và sản xuất trong sự hòa hợp với thiên nhiên” (Nguyên tắc 1) và quy định rằng các quốc gia nên hợp tác hiệu quả để ngăn cản hoặc ngăn chặn việc di dời và chuyên giao cho các tiểu bang khác các hoạt động gây ra các chất được cho là có hại cho sức khỏe của con người (Nguyên tắc 14) và đã đưa ra công thức liên kết giữa quyền con người và bảo vệ môi trường trong một số thuật ngữ có tính thủ tục. Nguyên tắc 10 tuyên bố: “Vấn đề môi trường phải được giải quyết một cách tốt nhất với sự tham gia của tất cả các cá nhân liên quan, ở cấp độ thích hợp. Cấp độ quốc gia, mỗi cá nhân sẽ được tiếp cận thông tin thích hợp liên quan đến môi trường, do các cơ quan công quyền lưu giữ, bao gồm cả thông tin về các chất và hoạt động nguy hiểm trong cộng đồng của họ, và có cơ hội được tham gia trong quá trình ban hành các quyết định…”. Nguyên tắc này có ý nhấn mạnh đến việc tôn trọng và đảm bảo thực thi QCN như một trong những điều kiện cần thiết để BVMT. Quyền đối với sự tham gia, thông tin và biện pháp khắc phục đối với các điều kiện môi trường như vậy được hình thành trọng tâm của Tuyên bố Rio, Tuyên bố này quy định về sự tham gia của các thành phần khác nhau của dân số: phụ nữ (Nguyên tắc 20), thanh niên (Nguyên tắc 21), và người dân bản địa và cộng đồng địa phương (Nguyên tắc 22). Tham gia cộng đồng cũng được nhấn mạnh trong Chương trình nghị sự 216. Chương 23 tuyên bố rằng: Một trong những điều kiện tiên quyết cơ bản để đạt được sự phát triển bền vững là sự tham gia rộng rãi công chúng trong việc ra quyết định.
Nếu như Tuyên bố Stockholm năm 1972 khẳng định BVMT như điều kiện cần thiết đảm bảo QCN, Thì Tuyên bố Rio, 1992 coi việc tôn trọng và đảm bảo QCN là quan trọng trong việc hoạch định chính sách BVMT. Hiên nay ở châu Phi, châu Âu và châu Mỹ, các công ước nhân quyền khu vực đều cung cấp các bảo đảm cụ thể để bảo vệ quyền sức khỏe môi trường; công nhận tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng liên quan tới các quyết định về môi trường. Có khoảng 60 nước trên thế giới đã công nhận trong Hiến pháp về quyền sức khỏe môi trường.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết và không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan tới bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.
“Kế hoạch quốc gia về Môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000” (Quyết định số 187- CT ngày 12 thánh 6 năm 1991) đặt tiền đề cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam. Chỉ thị số 36-T/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, trong đó nhấn mạnh: “BVMT là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững , thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Quan điểm phát triển bền vững còn được khẳng định trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, theo đó, “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT và “phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. Trong Nghị quyết số 41/NQ/TW ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị đặc biệt nhấn mạnh quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội Đảng lần thứ X (2006) đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm lớn từ thực tiễn 20 năm Đổi mới, trong đó có “bài học phát triển nhanh và bền vững”.
Cam kết về BVMT và phát triển bền vững trên cấp độ quốc tế, Việt Nam đã phê chuẩn “Công ước khung của LHQ về BĐKH” (UNFCC) năm 1994 và phê chuẩn Nghị định Kyoto ngày 17/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam)- khung chiến lược bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực tiễn và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21… Trên cấp độ quốc gia Việt Nam đã ban hành luật BVMT (1993); Luật BVMT sửa đổi (2005) và nhiều quy định pháp lý quan trọng khác về môi trường (Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học… )và nhiều văn bản dưới luật đã được ban hành, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc bảo vệ môi trường, hệ sinh thái ở nước ta.
Hiến pháp: Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường. (Điều 29).
Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật . (Điều 50).
Luật BVMT: Những nội dung trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập liên quan tới việc bảo đảm thực thi quyền con người được sống trong môi trường trong lành được thể hiện thông qua những chế định trong Luật BVMT 2005 (Tiêu chuẩn môi trường; Chương V:Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư;  Chương VII:Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác;  Chương VIII:Quản lý chất thải; Chương IX:Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường; Chương XI:Nguồn lực bảo vệ môi trườngChương XIII:Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về bảo vệ môi trường.
            Để tìm hiểu sâu hơn về quyền này, chúng tôi xin đứa ra các khái niệm cơ bản về quyền con người nói chung cũng như khái niệm về môi trường, môi trường trong lành đáp ứng nguyên tắc đảm bảo quyền con người được soongs trong môi trường trong lành, và mối quan hệ giữa môi trường và quyền con người.

Từ phương diện lý luận và thực tiễn bảo vệ môi trường và quyền con người, các học giả, các nhà hoạt động thực tiễn trên lĩnh vực môi trường và quyền con người ở nhiều nước trên thế giới đã chỉ ra sự tương tác qua lại giữa môi trường với sức khỏe và quyền con người. Có thể khái quát mối quan hệ này, trên ba khía cạnh chính sau:
Thứ nhất, môi trường là vấn đề của quyền con người
Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) năm 1945 thiết lập những nguyên tắc cơ bản về tôn trọng nhân phẩm, giá trị vốn có, bảo vệ quyền và các tự do cơ bản của con người; tiếp sau đó, Đại hội đồng LHQ đã ban hành một loạt các tuyên bố và công ước quốc tế về quyền con người, chính thức đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển ngành luật quốc tế về quyền con người. Tuyên bố Stockholm năm 1972  được xác định là cột mốc đầu tiên cho sự gắn kết hai vấn đề tưởng chừng là hai lĩnh vực riêng biệt trong hoạch định chính sách công, nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trong Tuyên bố Stockholm, Nguyên tắc 1 đã thiết lập nền tảng mối quan hệ giữa quyền con người với bảo vệ môi trường, rằng: “con người có các quyền cơ bản về tự do, bình đẳng và điều kiện sống tối thiểu trong môi trường trong lành, bình đẳng cho phép con người có cuộc sống trong nhân phẩm và hạnh phúc”. Tiếp đó, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và phát triển bền vững năm 1992, đã đưa ra công thức liên kết giữa quyền con người và bảo vệ môi trường trong một số thuật ngữ có tính thủ tục. Nguyên tắc 10 tuyên bố: “Vấn đề môi trường phải được giải quyết một cách tốt nhất với sự tham gia của tất cả các cá nhân liên quan, ở cấp độ thích hợp. Cấp độ quốc gia, mỗi cá nhân sẽ được tiếp cận thông tin thích hợp liên quan đến môi trường, do các cơ quan công quyền lưu giữ, bao gồm cả thông tin về các chất và hoạt động nguy hiểm trong cộng đồng của họ, và có cơ hội được tham gia trong quá trình ban hành các quyết định…”.
Sự gắn kết giữa môi trường và quyền con người được thể hiện khá rõ đối với việc bảo đảm thực hiện các quyền như: quyền được sống; sự toàn vẹn thân thể của mỗi cá nhân, của đời sống mỗi gia đình; quyền đối với sức khỏe, thịnh vượng và phát triển của mỗi cá nhân, cũng như nhóm và cộng đồng xã hội… Tất cả các quyền này đều phụ thuộc vào môi trường sống, môi trường tự nhiên xung quanh con người. Và đây được xác định là cơ sở quan trọng cho cuộc sống của tất cả mọi cá nhân, mọi cộng đồng xã hội.
Hiện nay, sức khỏe của con người đang bị ảnh hưởng ngày càng lớn và hệ quả ngày càng trầm trọng do sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường và hệ sinh thái. Và chính sự ô nhiễm môi trường, sự hủy hoại môi trường tự nhiên đều trực tiếp tác động đến việc hưởng thụ quyền con người của tất cả mọi người. Vì thế, nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của con người là phải nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành, bảo đảm sức khỏe môi trường. Do vậy, cộng đồng thế giới thừa nhận môi trường chính là vấn đề của quyền con người.
Thứ hai, bảo vệ môi trường là điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa quyền con người
Một sự thật hiển nhiên là, các quyền con người không thể thực hiện được nếu môi trường không được bảo đảm, vì môi trường có liên quan và tác động trực tiếp tới hưởng thụ nhân quyền của mỗi cá nhân và cộng đồng. Vì vậy, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường của con người là nhu cầu thiết yếu để bảo vệ cuộc sống con người, điều kiện tiên quyết bảo đảm nhân phẩm và giá trị của con người, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người và tạo ra đặc tính thúc đẩy phúc lợi cho mỗi cá nhân, tập thể và cả cộng đồng xã hội.
Các hoạt động của con người đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu và chính sự ô nhiễm này đã gây hại cho sức khỏe con người. Do vậy quyền sống của con người đang bị ảnh hưởng trực tiếp hàng ngày do sự ô nhiễm về không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm nguồn đất…
Theo pháp luật về môi trường và luật nhân quyền quốc tế, trách nhiệm bảo vệ môi trường và quyền con người trước hết thuộc về Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con người về môi trường.
Thứ ba, bảo vệ và thực hiện tốt quyền con người là điều kiện thiết yếu để có chính sách tốt về môi trường
Để có chính sách tốt về bảo vệ môi trường, đòi hỏi các quyền con người phải được bảo đảm thực hiện. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực môi trường cho rằng, để có được chính sách tốt về môi trường chỉ có thể thông qua việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin, sự tham gia của dân chúng trong việc ban hành các quyết định về môi trường và tiếp cận tư pháp liên quan tới môi trường. Các quyền này được gọi là các quyền có tính chất thủ tục (Procedural rights).
Thực tiễn cho thấy, quyền tiếp cận thông tin, sự tham của công chúng và tiếp cận tư pháp có tác động rất lớn đền việc hiện thực hóa các quyền về môi trường. Các quyền này nhằm giúp cho công dân đóng vai trò tích cực, chủ động hơn đối với các quyết định, chính sách của Nhà nước có liên quan tới môi trường; thực hiện dân chủ hóa đối với các quyết định, chính sách về môi trường, thông qua việc đưa cá nhân, các nhóm tư nhân và những người thường xuyên hứng chịu sự tác động và ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm môi trường tham gia vào hoạch định chính sách có liên quan tới môi trường. Chính sự tham gia này, sẽ hạn chế quyền lực “quan liêu” của những người ban hành chính sách, bảo đảm sự cân bằng giữa lợi ích bảo vệ môi trường - phát triển bền vững với nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Và vì vậy, việc thực hiện các quyền có tính chất thủ tục này là rất quan trọng để có được chính sách tốt về môi trường và qua đó sẽ tạo ra một môi trường bảo đảm cho sức khỏe, bảo vệ lợi ích số đông, lợi ích cộng đồng, bảo vệ những người dễ bị tổn thương trong xã hội, như trẻ em, phụ nữ, người nghèo, dân tộc thiểu số

Công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam được thể hiện tại  Điều 37 Luật Bảo vệ Môi trường, gồm các điểm: Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường; xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường, tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường. Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh; cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường, Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp:
Theo Điều 122, Chương XIII Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định cụ thể như sau:
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:
         a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường;
        b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;
        c) Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường của địa phương;
        d) Chỉ đạo định kỳ tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường;
        đ) Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền;
        e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;
        g) Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh.                                                      
Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:
        a) Ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường;
        b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;
        c) Tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường;
        d) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường;
        đ) Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
        e) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện;
        g) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo uỷ quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
        h) Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nha nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:
        a) Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào trong việc đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và gia đình văn hóa;
        b) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân;
        c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;
        d) Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hoà giải;
                đ) Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đã được hoàn thiện một bước với sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và Luật Đa dạng sinh học năm 2008.
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã được tăng cường với sự ra đời của Tổng cục Môi trường có vai trò quản lý, tổ chức và điều phối các hoạt động bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước.
Lực lượng cảnh sát môi trường cũng đã được hình thành, phát triển và hoạt động ổn định, phát huy tác dụng trong đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường. Các Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực các sông lớn, tổ chức quản lý môi trường ở các Bộ, ngành và địa phương được thiết lập, bước đầu hoạt động có hiệu quả.

        Các công cụ tài chính cần được đa dạng hóa, trước hết là các công cụ tài chính được sử dụng cho mục tiêu bảo vệ môi trường, bao gồm: Các định chế tài chính - tín dụng môi trường (quỹ môi trường, ngân hàng môi trường, các công ty đầu tư môi trường...).
        Chi phí của nhà nước và doanh nghiệp cho bảo vệ môi trường phải thường xuyên tăng (thực tế cho thấy, để phát triển bền vững, mức chi cho nghiên cứu khoa học- kỹ thuật- công nghệ, giáo dục và đào tạo, cải thiện môi trường của mỗi nước thường phải đạt tối thiểu 1,5 - 2% GDP hàng năm; riêng chi cho bảo vệ môi trường ở các nước phát triển là 0,8-1,7% GDP). Nguồn vốn của các định chế tài chính- tín dụng môi trường này được hình thành từ các nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước, quyên góp, ủng hộ tự nguyện, vốn viện trợ, vay thương mại, huy động từ xổ số, tín phiếu môi trường, đặc biệt là từ các loại thuế và lệ phí môi trường, như:
+ Thuế tài nguyên gồm các sắc thuế chủ yếu như thuế sử dụng đất, sử dụng nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng... Mục tiêu của thuế tài nguyên là điều tiết nhu cầu tiêu dùng tài nguyên gây ô nhiễm và suy kiệt môi trường ở mức thấp nhất có thể.
+ Thuế môi trường có tới trên 16 loại khác nhau trên thế giới, như thuế ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước, .v.v.... Mục tiêu đánh thuế này là kích thích cải tiến và áp dụng kỹ thuật-công nghệ chống ô nhiễm, nâng cao hiệu suất sử dụng nhiên liệu hoặc thay thế bằng nhiên liệu khác ít ô nhiễm hơn.
+ Các loại phí và lệ phí được đưa ra theo nguyên tắc “trả tiền tiêu dùng”. Các khoản thu này vừa trực tiếp làm tăng thu cho Quỹ môi trường, vừa có tác dụng giáo dục ý thức cộng đồng và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
+ Trợ cấp và thưởng, phạt tài chính được áp dụng nhằm chung một mục tiêu là khuyến khích và định hướng các ngành công nghiệp sản xuất ra sản phẩm chất lượng tốt, tiết kiệm nguyên nhiên liệu và làm cho môi trường tốt hơn.
Tuy nhiên điều cần lưu ý là các công cụ tài chính phải được sử dụng mềm dẻo, hợp lý nhằm hạn chế thấp nhất mặt trái của chúng đến kìm hãm phái triển kinh tế và cả đến mục tiêu bảo vệ môi trường (như nếu đánh thuế Gas quá cao sẽ khiến người tiêu dùng chuyển sang đun than, do đó làm tăng ô nhiễm môi trường). Đặc biệt, cần quy định rõ các chế tài cụ thể, nhất là việc áp dụng rộng rãi hình thức "đặt cọc - hoàn trả" cho mục tiêu ngăn chặn hiệu quả và xử lý trên thực tế các hành vi gây ô nhiễm môi trường, trước hết trong các hoạt động:
- Xây dựng nhà ở, xây dựng và sửa chữa đường xá.
- Buôn bán và vận chuyển vật liệu xây dựng, hàng hóa dễ gây ô nhiễm.
- Các hoạt động sản xuất - kinh doanh khác có khả năng tạo nguồn phát thải, gây ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt là  các nhà hàng, quầy chợ, hộ kinh doanh mặt đường, trên bờ hồ và hè phố, các nhà ga, bệnh viện, nhà máy và các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp...
        Đối với từng trường hợp trên, tùy điều kiện cụ thể mà  tiến hành thu tiền đặt cọc và định ra các mức thu tiền phạt khác nhau. Tiền phạt thu được sẽ được dành phần lớn (khoảng 50%) để bồi dưỡng trực tiếp cho những đơn vị và cá nhân trực tiếp làm công tác thanh tra, kiểm tra và thu tiền phạt vi phạm môi trường. Phần tiền còn lại sẽ được sung quỹ môi trường thành phố (khoảng 20%) và sung vào quỹ của phường, xã, huyện (khoảng 30%).

Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường". Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm các nhóm chính sau:
                       1 . Những quy định chung.
                       2. Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven biển, nước thải v.v...
                       3. Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải) v.v...
                       4. Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
                       5. Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
                       6. Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh  học.
                       7. Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hoá.
                       8. Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven biển, nước thải v.v...đất, ngoài biển v.v...
Trong một vài năm lại đây, người ta đã xây dựng được một số lượng ngày càng tăng các tiêu chuẩn quốc gia và khu vực trong lĩnh vực cấp nhãn hiệu sinh thái, quản lý môi trường và kiểm toán. Hiện nay trên thế giới có gần 20 kế hoạch cấp nhãn hiệu sinh thái quốc gia bao gồm cả ở một số nước đang phát triển như Brazil, ấn Độ, Hàn Quốc. Việc xây dựng các tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường đã bắt đầu vào năm 1992 với tiêu chuẩn BS 7750 của Anh đã dẫn đến việc xây dựng các tiêu chuẩn tương tự ở một số các nước khác. ở cấp khu vực, Liên hiệp Châu Âu đã thiết lập nhãn hiệu sinh thái cuả cộng đồng này vào năm 1992. Một kế hoạch quản lý và kiểm toán Môi trường (EMAS) cũng đã được xây dựng vào năm 1993

Để đảm bảo củng như thực thi đúng về quyền con người được sống trong một môi trường trong lành thì chúng ta cần có những biện pháp, cách thức tuyên truyền giáo dục để bảo vệ môi trường, vì  bảo vệ môi trường  là điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa quyền con người. Một sự thật hiển nhiên là, các quyền con người không thể thực hiện được nếu môi trường không được bảo đảm, vì môi trường có liên quan và tác động trực tiếp tới hưởng thụ nhân quyền của mỗi cá nhân và cộng đồng.
Chiến lược môi trường và các chương trình hành động bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia, mỗi địa phương phụ thuộc nhiều vào phương pháp và hiệu quả công tác giáo dục môi trường. Trong điều kiện hiện nay, vấn đề giáo dục môi trường trở thành một trong những vấn đề cấp bách vì sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của loài người nhanh hơn mức độ tiến hóa của sinh quyển; vì vậy, sự tiến hóa của sinh quyển không thể đương đầu với sự mất cân bằng môi trường gây ra bởi sự tiến bộ kinh tế, văn hóa mà loài người tạo ra; vì các vấn đề môi trường thường là phức tạp và đòi hỏi phải tinh thông, am hiểu các nguyên lý khác nhau.
Các hình thức của giáo dục môi trường rất đa dạng, phong phú như giáo dục theo cá nhân, theo nhóm, theo cộng đồng; tuyên truyền giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến chính sách, pháp luật về môi trường; thực hiện các dự án môi trường; tiến hành các hoạt động thông qua các tổ chức đoàn thể, giáo dục trong nhà trường,… các  phong trào bảo vệ môi trường được phát động rầm rộ và sâu rộng trong cán bộ và nhân dân như: phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, tổ chức mitting với chủ đề: “Thành phố  xanh: Kế  hoạch cho  hành tinh chúng ta”, “Nhiều loài - một hành tinh - tương lai chúng ta”,…
Một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền giáo dục đối với việc bảo vệ môi trường như:
Thứ nhất, cần xác định rằng “bảo vệ môi trường” trong điều kiện hiện nay thì nước ta phải đối mặt với những tác động tiêu cực của vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu, biến đổi nguồn nước, ảnh hưởng suy thoái nặng nề đến môi trường đất, làm cho môi trường thực vật, động vật, vi sinh vật ảnh hưởng rất nhiều, … Vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn, tổ chức để nhân dân nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hướng tích cực bảo vệ môi trường, phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường: Việc khai thác các nguồn lợi sinh vật phải theo đúng thời vụ, địa bàn, phương pháp, bằng công cụ, phương tiện đã được qui định, bảo đảm cân bằng sinh thái. Việc khai thác rừng phải đúng qui hoạch và các qui định của Luật bảo vệ và phát triển rừng, phải có kế hoạch trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. 
        Việc khai thác đất nông, lâm nghiệp, đất sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản phải tuân theo qui hoạch sử dụng đất, bảo đảm cân  bằng  sinh  thái.  Trong  sản xuất kinh doanh, các công trình xây dựng phải áp dụng các biện pháp hạn chế, phòng ngừa, phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phải có thiết bị kỹ thuật để xử lý chất thải, bảo đảm tiêu chuẩn môi trường,…Nhìn chung, con người phải biết ứng xử với môi trường bằng phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính, tích cực xử lý ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo tồn thế giới tự nhiên; tránh thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, tránh những hành vi tiêu cực dẫn đến vi phạm những qui định về bảo vệ môi trường.
Thứ hai là, tăng cường hơn nữa sự phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, đặc biệt là các cơ quan thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo nên sức mạnh tổng hợp của lực lượng thông tin, làm cho các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Thứ ba là, đẩy mạnh hơn nữa các phong trào: “Toàn dân tham gia bảo    vệ    môi    trường”,    “Ngày  môi trường thế giới”,…tạo thành phong trào trên địa bàn có tác dụng tích cực, thường xuyên nhắc nhở người dân ý thức, thói quen bảo vệ môi trường. Trong nhà trường, cần đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường, lồng ghép trong các chương trình sinh hoạt của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên; tổ  chức  các  cuộc  thi  tìm hiểu theo chuyên đề, mời chuyên gia báo cáo, tham quan dã ngoại tìm hiểu về môi trường địa phương, …

Xử lý vi phạm hành chính
Các quy định của pháp luật hành chính về xử lý vi phạm môi trường bao gồm: quy định tại khoản 2 và khoản 3, Điều 1, Nghị Định 117/2009/NĐ-CP, ngày 31-12-2009 của Chính phủ quy định: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định tại Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Các hành vi vi phạm các quy định về lập, thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (sau đây gọi chung là báo cáo đánh giá tác động môi trường), đề án bảo vệ môi trường;  b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;   c) Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;   d) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu;   đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường hoạt động du lịch, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;   e) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường và các hành vi vi phạm các quy định khác về bảo vệ môi trường.
        Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không trực tiếp quy định trong Nghị định này thì áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong các nghị định khác có liên quan.
            Điều 2, Nghị định 117/2009/ NĐ-CP quy định về đối tượng bị xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính:
a) Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó. b) Cá nhân là người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 7, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
        2. Cơ sở gây ô nhiễm môi trường, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bị áp dụng hình thức xử lý tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động theo quy định tại Chương III của Nghị định này.
3. Cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Xử lý hình sự
Bộ luật Hình sự 1999 đã quy định 10 hành vi phạm tội về môi trường. Mỗi điều khoản về tội phạm môi trường (TPMT) trong Bộ Luật hình sự 1999 đều đã xác định hành vi phạm tội, căn cứ truy cứu hình sự, định khung phạt tiền và định hình phạt tù tương ứng với ba mức độ hậu quả gây ra: Nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (sửa đổi) của Việt Nam xác định: BVMT là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Đây chính là quan điểm nhất quán về quyền và trách nhiệm của các chủ thể pháp luật đối với công tác BVMT ở Việt Nam. Trong Luật BVMT cũng quy định 15 hành vi vi phạm môi trường cụ thể bị Nhà nước nghiêm cấm.
Tuy nhiên, đến nay khái niệm về Tội phạm môi trường vẫn chưa được luật hóa, mà mới chỉ được định nghĩa trong một số công trình nghiên cứu về pháp luật. Các khái niệm về  tội phạm môi trường mặc dù đã nêu được bản chất cơ bản của loại hình tội phạm này, song vẫn chưa thể hiện được đặc trưng và phân biệt của nó với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Đây có thể coi là một rào cản lớn trong việc xác định chính xác TPMT để có thể tiến hành truy tố được loại tội phạm này.
Quy định  về bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả môi trường
Về biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra, trước đây Nghị định 81/2006/NĐ-CP chỉ quy định 05 biện pháp khắc phục hậu quả, đến nay Nghị định 117/2009/NĐ-CP quy định cụ thể 12 biện pháp khắc phục hậu quả, góp phần khắc phục triệt để hậu quả của hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
 Nghị định 117/2009/NĐ-CP quy định mới về biện pháp cưỡng chế (gồm 05 biện pháp), các trường hợp bị cưỡng chế (gồm 03 trường hợp), thủ tục ban hành quyết định cưỡng chế, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế, chỉ đạo thực hiện quyết định cưỡng chế, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.
Bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra còn là vấn đề mới ít được nghiên cứu ở Việt nam
        Việc bồi thường thiệt hại đối với môi trường bị ô nhiễm được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 113/2010/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 03/12/2010. Nghị định này quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường bao gồm việc thu  thập dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường, tính toán thiệt hại đối với môi trường và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trong các trường hợp: môi trường nước phục vụ mục đích bảo tồn, sinh hoạt, giải trí, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; môi trường đất phục vụ cho các mục đích bảo tồn sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; hệ sinh thái tự nhiên thuộc và không thuộc khu bảo tồn thiên nhiên bị suy thoái; loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật bị chết, bị thương.
Tổ chức, cá nhân làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với môi trường do mình gây ra, đồng thời phải chi trả toàn bộ chi phí xác định thiệt hại và thủ tục thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại cho cơ quan ứng trước kinh phí. Trường hợp có từ hai tổ chức, cá nhân trở lên làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường, trách nhiệm chi trả chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại của từng tổ chức, cá nhân được xác định tương ứng với tỷ lệ gây thiệt hại  trong tổng thiệt hại đối với môi trường. Tổ chức, cá nhân tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, có hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu và chứng minh được rằng không gây ô nhiễm, suy thoái môi trường thì không phảo bồi thường thiệt hại đối với môi trường và không phải chịu các chi phí liên quan đến xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/01/2011. Các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường dẫn đến thiệt hại đối với môi trường xảy ra sau ngày Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực mà chưa bồi thường thiệt hại thì việc xác định thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

      Có thể nói nhận thức quốc tế về các mối liên kết giữa QCN và môi trường đã mở rộng đáng kể từ khi, BVMT trở thành mối quan tâm quốc gia và quốc tế. Khoảng hai thập kỷ sau khi QCN xuất hiện trên trình nghị sự quốc tế, cộng đồng quốc tế đã thông qua một mảng đáng kể công cụ pháp lý quốc tế, thành lập các cơ quan chuyên ngành toàn cầu và cấp khu vực để xây dựng công cụ, kiểm soát và thúc đẩy việc thực hiện QCN đối với môi trường.
      Từ nghiên cứu của các chuyên gia, cũng như từ thực tiễn có thể khái quát các bước chuyển của nhận thức quốc tế về mối liên kết giữa QCN và môi trường như sau: 1) BVMT như là một điều kiện tiên quyết để được hưởng các QCN; 2) Thực hiện QCN là yếu tố cần thiết để đạt được BVMT; 3) Quyền được hưởng một môi trường an toàn, lành mạnh và cân bằng sinh thái là một quyền độc lập trong QCN; 4) BVMT, đảm bảo QCN là mục tiêu phát triển bền vững.
      BVMT như là một điều kiện tiên quyết để được hưởng các QCN; thực hiện QCN là yếu tố cần thiết để đạt được BVMT.
      Cách tiếp cân này đã được thể hiện trong Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và phát triển bền vững năm 1992 tại Rio de Janeiro, Brasil. Hội nghị tuyên bố rằng con người “có quyền được sống một cuộc sống lành mạnh và sản xuất trong sự hòa hợp với thiên nhiên” (Nguyên tắc 1) và quy định rằng các quốc gia nên hợp tác hiệu quả để ngăn cản hoặc ngăn chặn việc di dời và chuyên giao cho các tiểu bang khác các hoạt động gây ra các chất được cho là có hại cho sức khỏe của con người (Nguyên tắc 14).
      Tuyên bố Rio, 1992 coi việc tôn trọng và đảm bảo QCN là quan trọng trong việc hoạch định chính sách BVMT. Hiên nay ở châu Phi, châu Âu và châu Mỹ, các công ước nhân quyền khu vực đều cung cấp các bảo đảm cụ thể để bảo vệ quyền sức khỏe môi trường; công nhận tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng liên quan tới các quyết định về môi trường.
      Cam kết về BVMT và phát triển bền vững trên cấp độ quốc tế, Việt Nam đã phê chuẩn “Công ước khung của LHQ về BĐKH” (UNFCC) năm 1994 và phê chuẩn Nghị định Kyoto ngày 17/8/2004
      Bên cạnh đó còn nhiều dự án với các nước cụ thể có thể kể ra đó là:
      Chương trình Hợp tác phát triển Việt Nam - Đan Mach trong lĩnh vực môi trường (DCE) được hỗ trợ 250 triệu DKK từ chính phủ Đan Mạch. Chương trình hợp tác này được xây dựng dựa trên các hoạt động Đan Mạch đã và đang hỗ trợ cho lĩnh vực môi trường của Việt Nam, hỗ trợ này đã cam kết hơn 330 triệu DKK từ năm 1997. Văn kiện chương trình mô tả những nét chính của chương trình hợp tác trong lĩnh vực môi trường được hai Chính phủ Việt Nam và Đan Mạch thông qua cho giai đoạn từ giữa năm 2005 đến giữa năm 2010. Thoả thuận giữa hai chính phủ Việt Nam và Đan Mạch về Hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường đã được ký kết ngày 17 tháng 12 năm 2004 tại Hà Nội[5].
     Mục tiêu phát triển của chương trình: " Hỗ trợ thực hiện Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường đảm bảo sinh kế bền vững và cải thiện điều kiện sống cho người nghèo".
Chương trình DCE bao gồm 5 hợp phần:
§   Kiểm soát ô nhiễm ở một số khu vực đông dân nghèo (PCDA)
§   Phát triển bền vững và thân thiện môi trường ở một số khu đô thị nghèo (SDU)
§   Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI)
§   Sinh kế bền vững trong và quanh khu bảo tồn biển (LMPA)
§   Hỗ trợ xây dựng năng lực trong quản lý và lập kế hoạch môi trường (CDS)
     Văn phòng hỗ trợ chương trình (PSO) đóng vai trò hỗ trợ về mặt hành chính và quản lý  đồng thời cung cấp kênh trao đổi thông tin cho cả chương trình.
     Việt Nam - Hàn Quốc: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực môi trường (2)
     Hội nghị Bộ trưởng Môi trường Việt Nam – Hàn Quốc lần thứ 9 được tổ chức vào dịp Hai nước đang chuẩn bị kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hội nghị đã đánh giá tình hình hợp tác về môi trường giữa hai Bộ trong thời gian 2011-2012 và đã thu được nhiều kết quả như: Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc đã và đang phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ TNMT xây dựng và triển khai các dự án: (i) Thiết lập hệ thống chứng từ điện tử quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam; (ii) Xây dựng báo cáo khả thi hệ thống xe buýt nhanh tại thành phố Hồ Chí Minh; (iii) Dự án thành lập Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo Việt Nam - Hàn Quốc. Tổng cục Khí tượng Hàn Quốc và Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực khí tượng thủy văn năm 2009 và đến nay đã được triển khai đạt nhiều kết quả tốt. Bộ Môi trường Hàn Quốc đã hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường khảo sát tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế, tính pháp lý của Dự án cải thiện chất lượng nước sông Nhuệ-Đáy trong năm 2012[6].
     Định hướng hợp tác trong thời gian tới, Hai Bộ sẽ hợp tác sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường 2005tạo điều kiện giúp các đoàn của Bộ Tài nguyên và Môi trường sang Hàn Quốc khảo sát, học tập kinh nghiệm xây dựng và triển khai Luật môi trường; hỗ trợ và tham gia các hội thảo trong quá trình sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường 2005; hợp tác xây dựng và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012-2015.
     Đồng thời, Hàn Quốc bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như để giải quyết các vấn đề về môi trường phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của Hàn Quốc.
     Hợp tác quốc tế về môi trường giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong Hội nghị Bộ trưởng Môi trường Việt Nam – Hàn Quốc cần được tiếp tục và phát huy hơn nữa nhằm thực chất hóa các hoạt động cụ thể trong thời gian tới và thúc đẩy hợp tác về tài nguyên và môi trường ngang tầm với quan hệ đối tác chiến lược giữa hai Chính phủ.

     Ngoài ra VN cũng đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường như : Hội nghị hợp tác khu vực sông Mê Kông-sông Hằng, Tăng cường Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong bảo vệ môi trường, Việt Nam - Lào hợp tác đầu tư và bảo vệ môi trường…











1.1.            Môi trường đô thị.
Nước thải chưa qua xử lý đổ vào sông là tình trạng phổ biến ở các đô thị, nghiêm trọng nhất là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh- Theo thống kê, Việt Nam có trên 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp với gần 70 KCX-KCN tập trung. Đóng góp của công nghiệp vào GDP là rất lớn; tuy nhiên chúng ta cũng phải chịu nhiều thiệt hại về môi trường do lĩnh vực công nghiệp gây. Hiện nay khoảng 90% cơ sở sản xuất công nghiệp và phần lớn các KCN chưa có trạm xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nặng nhất là công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác khoáng sản[7].
Hà Nội và TPHCM đã và đang được xếp vào tốp 6 thành phố ô nhiễm bụi nhất thế giới[8]. Để cải thiện vị trí cũng như hình ảnh của mình, hai thành phố này đã nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm không khí như hỗ trợ giá cho phương tiện công cộng, tăng chuyến xe công cộng đảm bảo phủ kín tuyến giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân… nhưng hiệu quả đạt được vẫn thấp. Đây cũng là thực trạng chung mà nhiều thành phố lớn của nước ta đang gặp phải. Chính phủ cũng đã ban hành quy định về kiểm định chất lượng khí thải của các phương tiện cá nhân nhằm giảm xe không đạt chuẩn, xả thải nhiều gây ô nhiễm môi trường
Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, chỉ riêng các tuyến có thể khai thác giao thông đường thủy đã có chiều dài hàng ngàn km. Bên cạnh đó, sông rạch còn có tác dụng tiêu thoát nước, điều hòa khí hậu và tạo cảnh quang đô thị. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, tình trạng hủy hoại dòng sông vẫn xảy ra hàng ngày và một ngày trở nên nghiêm trọng với hành động lấn chiếm, sang lấp, xả rác một cách tùy tiện. Với hàng chục ngàn hộ dân sống bên cạnh kênh rạch tất yếu sẽ có một lượng rác thải khổng lồ bị vứt xuống lòng sông. Hệ thống kênh rạch của thành phố mỗi ngày bị đầu độc bởi hơn 40 tấn rác thải các loại và 70.000m3 nước thải công nghiệp chưa qua xử lý (vài năm trước số liệu này là 200.000m3) . Với một thực trạng như vậy thử hỏi làm sao những dòng kênh xanh không biến thành những dòng kênh bị "ung thư". Những dòng kênh như Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kênh Đôi-kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ, Tân Hóa-Lò Gốm bị ô nhiễm từ vài chục năm nay là chuyện đã đành thì đến hiện nay ngay khu vực ngoại thành từ Bình Chánh, Hóc Môn đến Củ Chi... những dòng kênh vốn phục vụ cho việc tưới tiêu trước đây nay cũng biến thành những dòng kênh mà người dân đã gọi là kênh sủi bọt, kênh ngứa, kênh nín thở... Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hệ thống sông rạch cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải của nhà máy, khu công nghiệp trong khu công nghiệp trong khu vực.
Hiện nay, không khí từ ven các dòng sông - rạch - kênh đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó không khí ven đường cũng trở nên trầm trọng do chịu tác động bởi bụi và khí thải độc hại được thải ra từ các phương tiện giao thông, các công trình xây dựng, các công trình sản xuất - dịch vụ.
Ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường được xem là kẻ giết người thầm lặng. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới ( WHO) , hằng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp, 60% trường hợp có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tại bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), PGS-TS  Võ Công Đồng - Phó Giám đốc bệnh viện cho biết: Trong số các trẻ mắc chứng bệnh Ký sinh trùng, nhiễm trùng nhập viện ngày càng giảm thì bệnh lý hô hấp ở trẻ lại một ngày tăng và chiếm 40 - 50% số bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú tại bệnh viện.
Ở TP.HCM cả 2 bãi chôn rác của thành phố ( Bãi chôn lấp rác số 1 khu xử lý rác Phước Hiệp - Củ Chi và Bãi rác Gò Cát - Quận Bình Tân )  đều đã quá tải và gặp trục trặc về kỹ thuật. Dù vậy 2 bãi rác này vẫn phải “ gồng mình” gánh vác một khối lương rác khổng lồ, gần 5.000 tấn/ngày. Mùi hôi và ô nhiễm khu vực dân cư xung quanh các bãi rác là rất nghiêm trọng. Bài toán rác vẫn chưa có lời giải thuyết phục.
 “Thị trấn yên tĩnh” nay đã thành “câu chuyện ngày xưa”. Tiếng ồn của các phương tiện giao thông vận tải, các công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất trong thành phố đã trở thành làn sống âm thanh ầm ĩ suốt cả ngày, rất có hại đến sức khỏe của người dân, ảnh hưởng đến các bệnh viện, trường học. Tệ hại nhất là ống bô xe bị móc ruột, xe xích lô máy…

1.2.            Môi trường nông thôn.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề gây bức xúc ở nhiều nơi. Nếu như người dân đô thị chịu ô nhiễm với tình trạng tồn ứ rác thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do khói, bụi… thì người dân ở vùng nông thôn đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, phân gia súc, gia cầm, ô nhiễm nguồn nước…
Kênh thoát nước Hà Nam (Yên Hưng) là con kênh chia cắt hai xã Phong Hải, Phong Cốc. Lòng kênh chứa đầy rác, ruồi nhặng bâu bám bốc mùi hôi thối đến ghê người. Theo những người dân sống hai bên bờ kênh, lòng kênh trước đây vốn khá sạch, còn tắm, giặt được, thì giờ nó không khác gì cái rãnh thoát nước thải… Theo ghi nhận, không chỉ có rác, mà ngay cả xác súc vật chết, vật liệu xây dựng cũng xuất hiện trên con kênh[9].
Thêm nữa, khi do nhu cầu phát triển kinh tế, người dân đang mở rộng quy mô chuồng trại nhưng vẫn áp dụng phương thức chăn nuôi theo kiểu “chuồng lợn cạnh nhà, chuồng gà cạnh bếp”, phân và nước thải gia súc chưa qua xử lý vô tư thải ra kênh. Dòng nước đặc quánh và đen sì, bên trên nổi một lớp rác gồm túi ni lông, rác sinh hoạt... Nếu gặp trời mưa, nước thải lênh láng có lúc tràn cả lên mặt đường làng, trời nắng thì bốc mùi hôi thối nồng nặc. Đây chính là môi trường thuận lợi để ruồi, muỗi, các ký sinh trùng gây bệnh phát sinh. Thứ nước thải đó còn ngấm vào nguồn nước ngầm, do vậy, nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh là rất cao.
Hiện  nay có khoảng 76% dân số nước ta đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu. Phần lớn các chất thải của con người và gia súc ở đây không được xử lý, thấm xuống đất hoặc rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước. Nhiều nơi do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật đã tác động tiêu cực tới môi trường nước và không khí. Lượng nước thải của các cơ sở chăn nuôi tập trung, chế biến thủy sản đông lạnh cũng rất lớn, từ vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn mét khối trong một năm. Môi trường ở nông thôn cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng do việc sử dụng không đúng quy cách và không hợp lý các hóa chất nông nghiệp; thiếu các phương tiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt nên số hộ ở nông thôn được dùng nước sạch hợp vệ sinh mới chỉ đạt khoảng 40% và chỉ có gần 30% số hộ có công trình vệ sinh hợp tiêu chuẩn.
Bên cạnh các làng nghề truyền thống, gần đây, ở đồng bằng sông Hồng đã xuất hiện thêm nhiều làng nghề chăn nuôi và giết mổ gia súc, mỗi ngày làng nghề mổ trung bình từ 80 đến 100 con trâu bò, từ 250 đến 300 con lợn, ngày cao điểm lên đến hàng ngàn con. Mỗi gia đình làm nghề chăn nuôi, giết mổ gia súc thải ra từ 3-4 m3 nước thải, 80-100 kg phân, và từ 15-20 kg xương. Ở một số làng nghề làm bún, bánh phở, sản phẩm phụ được người dân dùng để chăn nuôi lợn, gà, cá và làm phân bón ruộng. Chất thải rắn như bã rượu, phân lợn, trâu bò, xỉ than; chất thải lỏng như nước rửa nguyên liệu, chuồng trại khoảng 4.000 đến 5.000 m3/ngày đêm. Tất cả các chất thải đều chưa qua xử lý vẫn thải trực tiếp ra ao hồ và ruộng lúa quanh làng. Vì thế, số lượng người mắc các bệnh: đường ruột, sốt xuất huyết, đau mắt, phụ khoa, viêm đường hô hấp ở trẻ em có chiều hướng gia tăng và xảy ra thường xuyên hơn. Nhiều nơi, người dân cũng đã ý thức được tác hại của ô nhiễm môi trường, nhưng để đầu tư cho một hệ thống xử lý môi trường lại đòi hỏi phải có kinh phí lớn nên hầu như các hộ nông dân không đủ khả năng. Hơn nữa, do tính hấp dẫn về kinh tế nên các hộ không ngừng việc chăn nuôi. Vì vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực chăn nuôi tập trung đang trở thành một vấn đề bức xúc ở nông thôn.

Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải.
Vụ Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải là vụ gây ô nhiễm môi trường được Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam phát hiện ngày 13 tháng 9 năm 2008 tại Công ty Vedan Việt Nam.
Ngày 19 tháng 9, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra 10 sai phạm của Vedan, bao gồm: Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của công ty; xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy sản xuất bột ngọt và lysin của công ty; xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với các nhà máy khác của công ty; nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo; không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất phân xưởng sản xuất xút- axit từ 3.116 tấn/tháng lên 6.600 tấn/tháng; không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng và đưa công trình vào hoạt động đối với dự án đầu tư nâng công suất các nhà máy bột ngọt từ 5.000 tấn/tháng lên 15.000 tấn/tháng, tinh bột biến tính từ 2.000 tấn/tháng lên 4.000 tấn/tháng, lysin từ 1.200 tấn/tháng lên 1.400 tấn/ tháng, bột gia vị cao cấp 20 tấn/tháng, PGA 700 tấn/năm, phân Vedagro 70.000 tấn/năm (rắn), 280.000 tấn/năm (lỏng); thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế môi trường; quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường; công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép[10].
Hậu quả là trước đây tại ấp 1, xã Phước Thái, huyện Long Thành - gần Vedan, có một cánh đồng với diện tích trên 10 ha sản xuất 3 vụ lúa/năm nhưng do ô nhiễm bởi những chất thải độc hại chưa qua xử lý của  Vedan, nên phải bỏ hoang từ hàng chục năm qua. Hơn 200 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu sinh sống bằng nghề trồng lúa và nghề chài lưới phải tự tìm kiếm nghề khác sinh sống.
Ngoài ra, còn hơn 40 hộ dân tại khu vực này làm nghề nuôi trồng thủy sản với diện tích mặt nước 70 ha cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi ô nhiễm, tôm cá không thể sống nổi, nhiều ao hồ phải bỏ không từ nhiều năm qua… Nhưng đó chỉ mới thiệt hại về vật chất có thể đo đếm được, còn thiệt hại về sức khỏe con người thì không thể thống kê được.
Theo thông tin từ Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an), đến ngày 23-9-2008, đã có trên 700 đơn thư của người dân sinh sống 2 bên bờ sông Thị Vải, gửi đến đoàn kiểm tra liên ngành và Cục Cảnh sát môi trường đang làm nhiệm vụ tại Vedan, tố giác hành vi gian dối của đơn vị này. Hầu hết đơn thư của người dân đều bày tỏ mong muốn Vedan bị xử lý nghiêm khắc và người dân được bồi thường đầy đủ những thiệt hại mà Vedan đã gây ra[11].  Với những vi phạm và thiệt hại nêu trên do Công ty Vedan gây ra, dẫn đến cuộc sống của những người dân trong khu vực ấy không được đảm bảo tốt, môi trường bị ô nhiễm quá nặng nề trong hàng năm liền, những chất độc thấm sâu vào lòng đất, có đất nông nghiệp, nguồn nước, gây nguy hại đến sức khỏe của con người, hành vi đó đã tước đi quyền được sống trong môi trường trong lành của con người.
Nhà máy điện Sơn La
Công trình Thuỷ điện Sơn La nằm trên thượng lưu hồ Hoà Bình, trong vùng có động đất thường xuyên và mạnh nhất Việt Nam. Hồ chứa nước lớn, cột nước cao, lưu lượng lũ lớn. Hồ Sơn La và hồ Hoà Bình đều nằm trên thượng lưu đồng bằng Bắc Bộ, là nơi có nhiều trung tâm đô thị, công nghiệp, dân cư và thủ đô Hà Nội. Đây là điểm khác biệt so với các đập nước lớn trên thế giới. Nếu xuất hiện những chấn động dẫn tới hiện tượng vỡ đập dây chuyền, thì sẽ gây thảm hoạ khủng khiếp. Với những tính chất trên, mức độ an toàn phải đặt ở mức "siêu cấp". Hồ chứa nước Thủy điện Sơn La sẽ làm ngập một diện tích đất lớn (Sơn La cao khoảng 40.600 ha, Sơn La thấp khoảng 18.650 ha), kéo theo các tổn thất về rừng, đa dạng sinh học, khoáng sản, di sản văn hoá, lịch sử và hạ tầng cơ sở hiện có. Diện tích rừng bị ngập khoảng 2.500 - 3.100 ha, chiếm khoảng 7,02 - 11,2 % tổng diện tích đất ngập. Hệ thực vật ở vùng có mức đa dạng sinh học trung bình (11 loài/50ha). Hệ động vật có 44 loài được liệt vào loại quý hiếm, có giá trị kinh tế, nhưng số lượng cá thể còn rất ít. Do bị ngập, địa bàn cư trú của một số động vật hoang dã sẽ bị thu hẹp hoặc mất hẳn, thành phần thuỷ sinh có xu hướng giảm về số loài. Việc tái định cư có thể tạo điều kiện cho phát triển lâm nghiệp vùng ven hồ và có thể thu hút các giống loài quay trở lại, nhưng những tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học là rất lớn[12].
Sự hình thành hồ chứa sẽ ảnh hưởng đến số lượng lớn dân cư, tác động tới quy hoạch lãnh thổ, làm nảy sinh những vấn đề môi trường đô thị như: cấp nước, vệ sinh, ô nhiễm không khí, đất nước, rác thải, nhà ở và các dịch vụ khác...
Hàng loạt vấn đề môi trường nghiêm trọng nảy sinh trong quá trình chuẩn bị và xây dựng công trình như: ô nhiễm, suy thoái môi trường không khí do nồng độ bụi tăng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 8-300 lần, tải lượng khí độc (CO, NO, SO2,...) lên tới vài nghìn mg/m3/ngày đêm. Lượng chất rắn lơ lửng trong nước lớn, ô nhiễm dầu mỡ, nước thải sản xuất từ các xưởng vượt vài chục lần so với chuẩn cho phép.
Do tác động điều hoà dòng chảy giữa mùa lũ và mùa cạn, chế độ thuỷ văn và thuỷ lực của dòng sông sẽ thay đổi rất khó xác định, lưu lượng điều tiết sau khi đỉnh lũ qua đi sẽ làm cho mực nước sông duy trì ở mức cao lâu hơn, gây tác hại đối với đê sông. Các bãi ven sông cũng ngập lâu hơn, ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của cụm cư dân ngoài đê...
Trong mùa cạn, lượng nước tăng lên hơn hai lần so với hiện nay, làm xói các bìa và lòng sông, mất các diện tích canh tác của các bãi hai bờ sông... Thực tế cho thấy, dùng hồ nước để cắt lũ, nhưng khi vượt quá một giới hạn nào đó sẽ xảy ra nghịch lý: cắt được lũ càng lớn, hồ có dung tích lớn sẽ tạo ra một cơn lũ càng to hơn nữa. Và lúc đó, mọi việc sẽ cực kỳ nguy cấp cho con người.

Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về BVMT
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong năm 2010, Bộ đã thành lập 6 đoàn thanh tra công tác bảo vệ môi trường (BVMT) đối với 260 cơ sở sản xuất, khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn 46 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ. Qua thanh tra, các đoàn đã lập 113 biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT và chuyển cho UBND các tỉnh, thành phố xử phạt theo quy định. Tính đến nay, các địa phương đã xử phạt nhiều trường hợp với tổng số tiền khoảng 5,1 tỷ đồng. Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đa số cơ sở sản xuất, KCN được thanh, kiểm tra chưa thực hiện đúng các nội dung trong báo cáo tác động môi trường (chiếm 74,47%)[13].
Năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị cơ sở trực thuộc ở các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tổ chức hơn 1.000 đợt thanh tra, kiểm tra, chủ yếu trên các lĩnh vực liên quan đến đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước và môi trường. Qua đó đã lập biên bản hàng nghìn trường hợp vi phạm, xử phạt hơn 40 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2010, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và các sở trực thuộc đã tiếp nhận gần 12.000 đơn, thư khiếu nại, tố cáo (90% trong số đó liên quan đến tranh chấp đất đai). Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% số đơn, thư được giải quyết. Nguyên nhân chủ yếu do đơn thư không thuộc thẩm quyền xử lý của các cấp ngành Tài nguyên và Môi trường. Trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra các khu, cụm công nghiệp, nơi được coi là nguồn ô nhiễm môi trường chính hiện nay, cả nước hiện có tới 285/400 khu, cụm công nghiệp vi phạm các quy định về môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị cơ sở trực thuộc đã lập biên bản vi phạm, xử phạt gần 9 tỷ đồng[14].
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết, 6 tháng đầu năm 2012, ngành TN &MT đã tiến hành gần 500 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với gần 2.500 tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực ngành quản lý. Qua thanh tra, kiểm tra, các địa phương đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với tổng số tiền hơn 5 tỷ đồng, kiến nghị truy thu phí bảo vệ môi trường gần 2, 35 tỷ đồng. Một số cuộc thanh tra về môi trường đã tạo được tính răn đe trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường. Trong 6 tháng cuối năm nay, Bộ TN &MT tiếp tục thanh tra trên diện rộng, tập trung vào các lĩnh vực như việc chấp hành pháp luật về môi trường, đất đai, tài nguyên nước; vấn đề khí tượng thủy văn đối với các dự án thủy điện[15].
Tổ chức bộ máy quản lý môi trường ở các ngành, địa phương
Từ năm 2007 đến nay, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về BVMT từ tỉnh đến xã của các địa phương đã được kiện toàn. Ở cấp tỉnh có Sở TN&MT; ở cấp huyện đã thành lập Phòng TN&MT; ở cấp xã đã có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về môi trường.
Về công tác quy hoạch
Các địa phương đều đã có quy hoạch khu đô thị, khu kinh tế, KCN. Để công tác đảm bảo môi trường đô thị (MTĐT) được tốt, Bộ Tài nguyên và môi trường phối hợp với các bộ ngành liên quan đã chủ động triển khai và có các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, cùng với UBND các cấp  xây dựng kế hoạch cụ thể và chỉ đạo triển khai đồng bộ trên các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, đất đai; quy hoạch phát triển bảo vệ rừng; bố trí đủ vốn để đầu tư hạ tầng kỹ thuật về MTĐT,Quy hoạch xây dựng đô thị, giao thông, cấp thoát nước, khu CN-TTCN, khu chôn lấp xử lý rác thải, nước thải, nghĩa trang, nghĩa địa; quy hoạch bảo vệ và phát triển các loại rừng (đặc dụng, trồng, phòng hộ, ngập mặn); Đồng thời tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt công tác đảm bảo MTĐT, như hệ thống đường giao thông, vỉa hè, cây xanh đường phố, hệ thống thoát nước. 
Công tác thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Sau khi Luật BVMT 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật được ban hành, việc lập và thẩm định báo cáo môi trường chiến lược (ĐMC), Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Cam kết BVMT đối với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, dự án đầu tư có quy mô khác nhau đã được quan tâm hơn. 
Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ BVMT
Cho đến nay đã hình thành được một số cơ sở sản xuất, chế tạo các thiết bị BVMT, xử lý chất thải như: hệ thống XLNT, thiết bị xử lý chất thải rắn, chất thải y tế, tái chế chất thải; thiết bị quan trắc môi trường.
Theo bà Nguyễn Thị Hiền Lương, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP, sau hơn 10 năm chuẩn bị và thực hiện, đến nay tất cả các gói thầu thi công của dự án Vệ sinh Môi trường, lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè đã hoàn tất. Theo đó, có hơn 9 km tuyến cống bao với đường kính 2,5-3 m, 36 giếng chính và thiết bị tách dòng để thu nước thải sinh hoạt; một trạm bơm với công suất 64.000 m3/giờ cùng 58 km các loại cống hộp, cống tròn để thoát nước mưa, chống ngập cho lưu vực rộng trên 33 km thuộc bảy quận nội thành nói trên. Trong giai đoạn 1, dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 8.600 tỉ đồng, trong đó vốn ODA của Ngân hàng Thế giới (WB) trên 5.250 tỉ đồng. Ngoài ra, TP.HCM còn đầu tư 400 tỉ đồng cải tạo đường Hoàng Sa, Trường Sa nằm ven kênh; góp phần cải thiện cảnh quan đô thị dọc bờ kênh và nâng cao năng lực giao thông cho khu vực[16].

Về công tác xã hội hóa, tuyên truyền hoạt động BVMT
Các hoạt động tuyên truyền đã thu hút được nhiều tổ chức xã hội, doanh nghiệp tham gia; đã hình thành được các tổ thu gom rác thải; phát triển các mô hình tự quản về BVMT trong nhân dân. Một số địa phương đang tiến hành sắp xếp, cổ phần hóa các công ty môi trường đô thị.
Tại các địa phương hình thành các tổ tự quản, các mô hình điểm bước đầu mang lại hiệu quả cao, cần được nghiên cứu và áp dụng trên quy mô toàn quốc. Điển hình như “Mô hình điểm” về bảo vệ môi trường ở xã Đức Mạnh huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông, Tổ tự quản bảo vệ môi trường TX.Thuận An, tỉnh Bình Dương ,   mô hình điểm "khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường" tại khu dân cư số 4 phường Vân Phú, thành phố Việt Trì ...

Nguồn kinh phí bổ sung hằng năm cho sự nghiệp môi trường gồm phí đối với chất thải rắn, nước thải và khoáng sản và phần huy động ngoài ngân sách của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Đáng tiếc rằng, cả hai nguồn này đều ít ỏi. Thực tế cho thấy, đối với chất thải rắn, mức thu phí chỉ đủ cho thu gom, vận chuyển, không thể chi cho xử lý với tỷ lệ thu chưa cao, chỉ đạt khoảng 70 - 80%. Riêng phí bảo vệ môi trường  đối với nước thải công nghiệp tỷ lệ thu mới chỉ đạt 20 - 30%, nên mặc dù phần lớn khoản phí này được bổ sung vào ngân sách địa phương (80%), nhưng cũng không thấm tháp gì. Việc thu phí nước thải sinh hoạt là thuận lợi nhất vì được thu cùng với sử dụng nước sạch, nhưng mức thu chỉ bằng 10% giá nước sạch là quá thấp. Theo đánh giá của Bộ TN&MT, khoản kinh phí thu được từ những nguồn này chỉ  bằng 1/10 tổng kinh phí Nhà nước phải chi cho các dịch vụ thu gom và xử lý chất thải.
Đối với các hoạt động khoáng sản, kinh phí từ nguồn ký Quỹ Cải tạo phục hồi môi trường triển khai theo Quyết định 71/2008. Sau 3 năm triển khai Quyết định này, Bộ TN&MT đã phê duyệt 54 dự án với tổng số tiền ký quỹ trên 650 tỷ đồng; UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt 1.753 dự án với tổng số tiền ký quỹ gần 880 tỷ đồng. Tuy nhiên việc buộc các đơn vị khai thác khoáng sản trước khi có Quyết định 71 lập dự án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung, được thẩm định trước ngày 31/12/2008 là không khả thi  bởi đến ngày 15/2/2010, Thông tư 34/2009 hướng dẫn công tác thẩm định mới có hiệu lực[17].
Cũng theo Quyết định 71, việc ký Quỹ Cải tạo, Phục hồi môi trường được thực hiện tại các Quỹ Bảo vệ môi trường. Nhưng cho đến nay, mới chỉ có 19 địa phương trong cả nước thành lập quỹ này. Vì thế, ngay cả đơn vị ký quỹ rồi cũng không biết nộp tiền vào đâu. Đến hết năm 2009, cả nước có khoảng 389 Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ TN&MT, Bộ Công Thương cấp và 3.882 Giấy phép do UBND các địa phương cấp, nhưng chỉ có 86 dự án ký quỹ tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số nước ASEAN đã đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt Nam mới chỉ đạt 0,1%). Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay ở Việt Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung bình là 70 người/1 triệu dân)...
Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Bùi Cách Tuyến, kinh phí cho bảo vệ môi trường ở các khu kinh tế cao nhất là 618 triệu đồng (Hà Tĩnh, năm 2009). Có nơi như khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hoà) lần lượt các năm 2009 và 2010 chỉ "rót" 10 và 30 triệu đồng. Nhiều tỉnh còn không bố trí ngân sách[18].
Từ năm 2006 đến nay, chi thường xuyên cho sự nghiệp bảo về môi trường từ nguồn ngân sách nhà nước đã duy trì ở mức không dưới 1% tổng chi ngân sách, mức chi hiện tại còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, trong bối cảnh các vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường ngày một gia tăng. Do đó, việc tăng nguồn kinh phí và sử dụng hiệu quả hơn nguồn kinh phí này là những yêu cầu cấp thiết trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
Qua giám sát cho thấy, nhiều địa phương chưa phân bổ đủ và việc sử dụng nguồn kinh phí còn dàn trải, kém hiệu quả; có một số địa phương còn sử dụng kinh phí này vào mục đích khác. Việc phân bổ, thực hiện nguồn chi ở nhiều địa phương chưa có sự tham gia của cơ quan chuyên môn (Sở TN&MT); chưa có sự giám sát chặt chẽ của HĐND các cấp. Cơ chế sử dụng các nguồn thu từ thuế, phí BVMT, tiền phạt, nguồn tài trợ ODA, tài trợ phi chính phủ cho BVMT chưa rõ ràng; thiếu sự điều hòa, phối hợp. Tổng kinh phí thu được từ thuế, phí BVMT chưa đủ để đầu tư trở lại cho các công trình xử lý môi trường.



2.2.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ BVMT
Quy mô sản xuất các loại thiết bị khoa học còn nhỏ lẻ và chủ yếu là gia công thiết bị; kiểm định chất lượng công nghệ chưa được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia. Công tác đầu tư, tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ BVMT chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng ngành công nghiệp môi trường như quy định tại Điều 108 và Điều 109 của Luật BVMT 2005. Các cơ quan Nhà nước cần ban hành và áp dụng các biện pháp, cơ chế ưu đãi cụ thể đối với các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ quan trắc, phân tích và xử lý ô nhiễm để từng bước hình thành ngành công nghiệp môi trường.
Bên cạnh đó công tác hợp tác quốc tế cần được chú trọng, điển hình: Nhận lời mời của Công ty công nghệ môi trường TESCO - Nhật Bản và Quỹ Nghiên cứu giảm thiểu, tái tạo, tái sử dụng và quản lý chất thải Nhật Bản (JWRF), Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã tổ chức Đoàn công tác sang thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 07/9 đến ngày 13/9/2012.

2.2.4. Cơ chế quản lý của chúng ta còn quá yếu kém, thụ động, thiếu tính chặt chẻ.
Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường , gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước. 

Trên thực tế, Luật Bảo vệ môi trường cho đến nay đã rất mạnh mẽ và chặt chẽ. Những doanh nghiệp vi phạm có thể phải đối mặt với nhiều hình thức xử lý nghiêm khắc như phạt tiền nặng, đóng cửa… Thế nhưng những yếu kém về năng lực quản lý, sự thiếu hụt cán bộ chuyên môn vẫn tạo kẽ hở để nhiều doanh nghiệp tiếp tục vi phạm môi trường. Riêng về xu hướng tiêu dùng, tại nhiều nước châu Âu và nước phát triển, người dân rất có ý thức trong việc chọn tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp xanh hoặc sản phẩm xanh. Còn tại nước ta, xu hướng này đã và đang được định hình nhưng chưa thực sự phát triển mạnh mẽ. Do đó, việc khuyến khích người dân, doanh nghiệp tự nâng cao nhận thức của mình là việc làm cấp bách và cần thiết để đảm bảo mục tiêu phát triển nhanh và bền vững mà đại hội Đảng đưa ra.
Định hướng BVMT trong giai đoạn 2011-2015, Bộ TN&MT sẽ đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật BVMT năm 2005, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, tăng cường các hoạt động, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để lực lượng thanh tra chuyên ngành có thể chủ động, linh hoạt trong hoạt động của mình. Xây dựng và thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về khắc phục suy thoái và cải thiện môi trường, trong đó sẽ tập trung nguồn lực để khắc phục các “điểm nóng” và các vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường

Tình trạng vi phạm về môi trường còn phổ biến, nhất là trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh..., việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT còn mang tính hình thức; không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo cũng như các cam kết BVMT đã phê duyệt.
Hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BVMT và các luật có liên quan đến lĩnh vực BVMT còn thiếu và chưa rõ ràng, cụ thể.
Ví dụ: Bộ luật Hình sự quy định xử lý hình sự đối với cá nhân nhưng thực tế ở Việt Nam thì nhiều vụ việc gây ô nhiễm môi trường lại do tổ chức, do đó gây khó khăn trong quá trình xử lý vi phạm. Luật BVMT 2005 chưa quy định rõ ràng giữa quản lý nhà nước về BVMT với quản lý nhà nước về khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, nước, khoáng sản, dầu khí, thủy sản... Nhiều trường hợp còn xảy ra sự chồng chéo chức năng, thẩm quyền giữa Bộ TN&MT với các Bộ, ngành quản lý các thành phần khác có hoạt động quản lý liên quan đến môi trường.
Thời gian gần đây hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa rõ ràng, chế tài chưa đủ mạnh để răn đe, còn nhiều lỗ hổng để các đối tượng “lách luật”.
Hệ thống pháp luật còn nhiều thiếu sót nên việc thực thi pháp luật về môi trường chưa nghiêm.
Ngoài những thành tích đã đạt được, trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường còn nhiều khó khăn. Do phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm này ngày một tinh vi hơn, có sự đối phó với cơ quan chức năng, đòi hỏi lực lượng công an phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ, huy động lực lượng và phương tiện, tổ chức theo dõi thời gian dài. Một khó khăn khác là vi phạm có yếu tố nước ngoài. Trong một số vụ việc khi xử lý, cảnh sát môi trường phải cân nhắc vì yếu tố ngoại giao, giải quyết bài toán “phát triển kinh tế - bảo vệ môi trường - công ăn việc làm cho người lao động”.
Việc xử lý vi phạm pháp luật về môi trường hiện nay chưa có sự đồng đều, thống nhất và chưa thực sự nghiêm minh. Nguyên nhân là do quan điểm xử lý giữa các địa phương, một số Bộ, ngành chưa thống nhất. Nhiều nơi do ưu tiên phát triển kinh tế nên kêu gọi đầu tư dàn trải, cấp phép kinh doanh ồ ạt, không quan tâm đế thẩm định, đánh giá ảnh hưởng của các dự án đối với môi trường, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực trọng điểm hoặc khi xử lý đối với doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước. 
Tội phạm môi trường thường được coi là “không nghiêm trọng” và ít được đưa vào danh sách ưu tiên. Những loại tội phạm như thế này thường ít bị theo dõi chặt chẽ từ phía chính phủ và các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, trong thực tế, đây lại là các nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến toàn xã hội. Ví dụ như việc khai thác gỗ trái phép không chỉ làm mất đi sinh kế của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng, mà còn gây ra các vấn đề về hệ sinh thái như lũ lụt và biến đổi khí hậu. Việc buôn lậu các chất khí ODS như chất làm lạnh Chloroflorocarbon (CFCs) góp phần làm mỏng tầng ozone, gây ra các vấn đề về sức khoẻ như bệnh ung thư da và bệnh đục thuỷ tinh thể[19]
Công tác lập quy hoạch đô thị chưa được chú trọng thích đáng
Công tác quy hoạch khu công nghiệp (KCN), khu đô thị (KĐT) còn nhiều bất cập. Nhiều KCN được quy hoạch sát khu đô thị, các dòng sông, trục giao thông và các khu vực nhạy cảm về môi trường; quy hoạch chưa có đủ cơ sở khoa học, chưa tính đến các yếu tố tự nhiên và xã hội nên tính khả thi thấp. Các địa phương đều đã có quy hoạch khu đô thị, khu kinh tế, KCN nhưng chưa đủ nguồn lực thực hiện quy hoạch, nhất là việc huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các KCN, KĐT và công trình thu gom xử lý nước thải, rác thải.
Cơ sở hạ tầng cấp thoát nước, thu gom là xử lý nước thải, chất thải của hầu hết các đô thị không đáp ứng yêu cầu BVMT. Nước thải sinh hoạt và nước mưa cùng thoát chung vào một hệ thống. Trong số các KCN hiện nay, có 74 KCN đã đầu tư và đưa vào hoạt động các nhà máy xử lý nước thải tập trung(chiếm 43% số KCN đã vận hành) và 22 KCN đang xây dựng công trình xử lý nước thải. Còn lại 75 KCN đang hoạt động chưa có công trình xử lý nước thải.
Một số KCN có xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng hầu như không vận hành, ở nhiều nơi có vận hành nhưng nước thải không đạt tiêu chuẩn cho phép và hoạt động mang tính chất đối phó khi có đoàn kiểm tra, giám sát đến.
Tham nhũng ngân sách
Tham nhũng là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế - xã hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế.
Tham nhũng làm chậm sự phát triển kinh tế-xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nước, đến chừng mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế - xã hội. Các đối tượng có hành vi tham nhũng trong lĩnh vực môi trường thường bòn rút nguồn tài chính dành cho cải tạo, bảo vệ môi trường, làm cho hoạt động bảo vệ môi trường, cũng như những đường lối, chính sách, ưu tiên mà Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới không được đảm bảo. Đây là một vấn nạn mà chúng ta cũng nên dành sự quan tâm đặc biệt, bởi mỗi khi có tham nhũng thì số tiền dành cho hoạt động bảo vệ môi trường bị thâm hụt nghiêm trọng, mất lòng tin ở người dân.

Chất lượng cuộc sống hiện nay của chúng ta không được bảo đảm vì chất lượng môi trường ngày càng xuống cấp trầm trọng, quyền sống của con người đang bị đe dọa bởi tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường nên quyền được sống trong một môi trường trong lành đang bị xâm hại mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động của các cơ sở công nghiệp.
Chất thải từ các khu công nghiệp, cơ sở y tế, phương tiện xe cộ… đang đầu độc nguồn nước và môi trường sống của con người. Tình trạng trên đã ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt hằng ngày, sức khỏe của người dân. Ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng, đặc biệt là tại các thành phố lớn với nhiều khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư. Tình trạng xả nước thải, chất thải rắn, khí thải không qua xử lý ra môi trường đã tác động tiêu cực đến môi trường.
Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị[20].
Tại Việt Nam, vấn đề môi trường và ảnh hưởng của nó đến phát triển con người đang trở thành thách thức. Ô nhiễm trên quy mô rộng, suy thoái cục bộ, có dấu hiệu khủng hoảng môi trường do quá trình phát triển ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, coi nhẹ BVMT đang trở thành những rào cản lớn đối với sự phát triển của chính con người Việt Nam – được hiểu như quá trình không ngừng mở rộng cơ hội và nâng cao năng lực lựa chọn cho con người. Thứ nhất, sức khỏe, tính mạng người dân bị đe dọa trực tiếp do tình trạng nhiễm khuẩn không khí, đất, nước, thực phẩm, bùng phát dịch bệnh. Thứ hai, suy thoái môi trường làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên tái sinh nuôi sống con người như biển, sông, hồ, đất màu, rừng, v.v. Thứ ba, bất bình đẳng xã hội gia tăng do những doanh nghiệp gây ô nhiễm tạo ra chi phí kéo theo về bệnh tật, giảm thu nhập lên những người khác, đặc biệt là nhóm yếu thế như người nghèo, dân cư các vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số… Thứ tư, khủng hoảng môi trường, thiên tai bùng phát, biến đổi khí hậu đe dọa an ninh, tính mạng và tài sản của con người. Những yếu tố trên đang là những trở ngại hạn chế quyền phát triển, QCN đối với môi trường (cơ hội sinh kế, quyền đảm bảo cuộc sống, quyền có sức khỏe, quyền an ninh môi trường…) và trên hết quyền có một cuộc sống hạnh phúc của người dân Việt Nam16. Trước tình hình đó, BVMT, phát triển bền vững lấy con người làm trung tâm đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020[21].











Để việc sử dụng các công cụ tài chính bảo vệ có hiệu quả môi trường của thành phố, cần áp dụng đồng bộ những giải pháp khác có liên quan, mà trước hết là[22]:
Thứ nhất, rà soát điều chỉnh, thay thế, nâng cấp, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường.
Thứ hai, tăng cường xã hội hoá các hoạt động cung cấp dịch vụ công ích đô thị, trước hết trong công tác vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch và thoát nước; xây dựng, khai thác, quản lý các công viên cây xanh, chợ, bến xe và các trung tâm dịch vụ khác... nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, khắc phục sự quá tải, cải thiện dần chất lượng các dịch vụ đô thị, trực tiếp góp phần bảo vệ môi trường.
Thứ ba, tăng cường sử dụng hình thức đấu thầu và hợp đồng kinh tế về mua-bán dịch vụ trong các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường nhằm thúc đẩy cạnh tranh, tăng cường trách nhiệm và phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của các cơ quan, doanh nghiệp, tập thể và cá nhân trong các hoạt động đó.
Thứ tư, tăng cường phân cấp và phối hợp, kiểm tra trong quản lý môi trường đô thị. Các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường cần được điều chỉnh theo hướng tăng cường phân cấp quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường cho các quận, huyện, xã, phường và cơ sở trực tiếp hoạt động trên địa phương. Sự phân cấp nhiệm vụ, yêu cầu bảo vệ môi trường trên từng địa bàn cần được khép kín, tập trung và bao quát, tạo thuận lợi cho sự chủ động của địa phương, cơ sở, cũng như phát huy sức mạnh, lợi thế, năng lực, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ sở được phân cấp trong tổng thể mạng lưới, guồng máy hoạt động bảo vệ môi trường của Thành phố, đồng thời, kiện toàn công tác tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả của các đơn vị, tập thể trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Trước hết, cần xây dựng những cơ quan chuyên trách về quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường theo hướng tập trung chức năng, định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế hoạt động cụ thể, tránh tình trạng phân rải chức năng quản lý môi trường một cách không rõ ràng hoặc vô hiệu hóa nhau. 
Thứ năm, nâng cao chất lượng và tôn vinh xứng đáng các cán bộ, nhân viên làm công tác bảo vệ môi trường. Cùng với việc tăng cường thông tin - tuyên truyền giáo dục nhận thức rộng rãi trong nhân dân về bảo vệ môi trường, cần quan tâm đúng mức đến đội ngũ người lao động, cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác bảo vệ môi trường theo hướng chuyên nghiệp hoá, tiêu chuẩn hóa, phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn và đãi ngộ xứng đáng cả về vật chất, lẫn tinh thần cho từng người, từng chức danh cụ thể.
Nghiên cứu hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành cho thấy, hầu hết các quy phạm pháp luật mới chỉ dừng lại nguyên tắc chung, có tính định khung; chưa chú trọng việc lồng ghép cách tiếp cận quyền con người trong bảo vệ môi trường. Các quy định của pháp luật, chưa làm rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan tới bảo vệ môi trường; chưa làm rõ việc bảo vệ môi trường không chỉ thuộc trách nhiệm của Nhà nước mà còn là quyền và trách nhiệm của toàn xã hội, của mọi cá nhân và công dân, cộng đồng dân cư.
Pháp luật chưa quy định cụ thể, rõ ràng cả về quy trình, thủ tục để mọi cá nhân, công dân có thể tham gia vào việc giám sát bảo vệ môi trường; tham gia vào việc ban hành các quyết định và tiếp cận tư pháp trong lĩnh vực môi trường. Vì thế, hệ thống pháp luật có liên quan tới bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay chưa thực sự thu hút, lôi kéo được quần chúng nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia giám sát bảo vệ môi trường.
Trước thực trạng đó, dựa trên cách tiếp cận quyền con người trong bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay, cần rà soát, đánh giá lại hiện trạng pháp luật hiện hành, bổ sung, hoàn thiện theo hướng lồng ghép cách tiếp cận quyền con người vào việc hoạch định chính sách và pháp luật có liên quan tới bảo vệ môi trường. Bên cạnh việc hoàn thiện hơn các quy định về xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, cần nghiên cứu bổ sung quy định trong Hiến pháp về công dân có quyền được sống và bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành và an toàn; quyền và trách nhiệm của cá nhân, công dân được tham gia giám sát bảo vệ môi trường. Nghiên cứu bổ sung và quy định chi tiết trong các văn bản luật và dưới luật về quyền của công dân, các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể quần chúng như mật trận, thanh niên, phụ nữ, nông dân… được tham gia vào việc ban hành các quyết định, chính sách có liên quan tới môi trường và giám sát bảo vệ môi trường; quy định cụ thể hơn cả về trình tự, thủ tục liên quan tới quyền của cá nhân, công dân được tiếp cận thông tin về môi trường và trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp cung cấp và công khai thông tin, tác hại ảnh hướng đến môi trường; quy định cụ thể về trình tự, thủ tục khởi kiện, trình tự khiếu nại đối với các quyết định, chính sách có tác động đến môi trường; quyền được đền bù thiệt hại, đánh giá tác động, thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường, tác động/ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe, quyền lợi về vật chất, tinh thần của cá nhân, công dân và của cộng đồng dân cư.
Bên cạnh đó, để tăng cường thực thi pháp luật về môi trường, Nhà nước sớm nghiên cứu đào tạo chuyên sâu và phát triển đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật, trước hết là cán bộ điều tra, luật sư, công tố viên và thẩm phán về môi trường; có chính sách hỗ trợ các văn phòng luật sư, văn phòng tư vấn pháp luật nhằm tư vấn, hỗ trợ về mặt pháp lý cho người dân, cộng đồng dân cư, và giúp người dân giám sát việc thi hành pháp luật, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân và cộng đồng, dân cư.
Học tập kinh nghiệm quốc tế
Tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trường cho phép nâng cao chất lượng sống của tất cả mọi người và con người trở thành trung tâm trong việc ban hành các chính sách, pháp luật. Michael Anderson, tác giả nổi tiếng cuốn sách “Tiếp cận quyền con người trong bảo vệ môi trường” đã gợi ý ba cách tiếp cận[23]: Thứ nhất, huy động và sử dụng các quyền đang tồn tại để đạt được mục đích môi trường; thứ hai, giải thích lại các quyền hiện có, tính đến cả các mối quan tâm về môi trường và thứ ba là tạo ra các quyền mới bao hàm đủ các đặc tính của môi trường.
Thứ nhất, huy động và sử dụng các quyền đang tồn tại. Đó là các quyền về dân sự, chính trị; quyền kinh tế xã hội và văn hóa; quyền tự quyết. Các quyền này đã được quy định trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966.
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị cung cấp khuôn khổ pháp lý và đạo đức bảo đảm quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tham gia vào công việc nhà nước, xã hội; quyền tự do hiệp hội, hội họp và lập hội; quyền tự do và an ninh cá nhân; quyền bồi thường và đền bù thiệt hại… Sự bảo đảm này là điều kiện tiên quyết để huy động sự tham gia của mọi người trong bảo vệ môi trường. Quy định và xác lập trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền và tự do cơ bản của cá nhân[24].
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cung cấp khuôn khổ pháp lý và đạo đức bảo vệ môi trường thông qua việc thiết lập chuẩn mực cho sự thịnh vượng chung của cá nhân và tập thể, bao gồm bảo đảm pháp lý đối với các quyền về sức khỏe, quyền của tất cả mọi người được quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; quyền có điều kiện sống tối thiểu của cá nhân và gia đình, quyền về thực phẩm, quyền chăm sóc sức khỏe, quyền giáo dục…[25]
Thứ hai: Giải thích lại các quyền hiện có. Nhiều nhà hoạt động môi trường và quyền con người hiện nay cho rằng, huy động và sử dụng các quyền hiện có là chưa đủ để bảo vệ môi trường, do vậy các quyền hiện có nhất định phải được giải thích lại trong bối cảnh có sự liên quan của các vấn đề môi trường.
 Ví dụ: Tòa án ở Ấn Độ, đã có một tiến bộ đáng kể trong việc giải thích lại các quyền hiện có trong Hiến pháp, mở rộng nội hàm khái niệm quyền sống, bao hàm cả các quy tắc liên quan đến bảo vệ môi trường. Tòa án Ấn Độ đã giải thích rằng, quyền sống của con người không chỉ là sự tồn tại, mà bao hàm cả quyền được sống trong môi trường sức khỏe không bị ô nhiễm, một môi trường có sự cân bằng về hệ sinh thái và được Nhà nước bảo vệ.
Hiện nay ở châu Phi, châu Âu và châu Mỹ, các công ước nhân quyền khu vực đều cung cấp các bảo đảm cụ thể để bảo vệ quyền sức khỏe môi trường; công nhận tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng liên quan tới các quyết định về môi trường. Có khoảng 60 nước trên thế giới đã công nhận trong Hiến pháp về quyền sức khỏe môi trường. Ví dụ Hiến pháp Nam Phi quy định, mọi người có quyền: có môi trường không gây hại tới sức khỏe và sự thịnh vượng của con người; quyền có môi trường được bảo vệ vì lợi ích của các thế hệ hiện nay và mai sau[26].
Nhiều nước khác công nhận quyền tiếp cận thông tin và tìm kiếm các bồi thường thiệt hại do môi trường gây ra. Ví dụ, Hiến pháp Liên bang Nga thừa nhận, quyền môi trường tối thiểu bao gồm tiếp cận thông tin chính xác và đền bù do gây hại tới sức khỏe con người hay tài sản do vi phạm môi trường[27].
 Thứ ba, tạo ra các quyền mới: Tiếp cận này liên quan tới việc công nhận và thực hiện quyền môi trường trong bối cảnh phát triển bền vững đã chỉ ra mối quan hệ rõ ràng giữa bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền với việc bảo tồn, bảo vệ và khôi phục môi trường.
Việc tạo ra các quyền mới đòi hỏi cộng đồng quốc tế cùng nhau hợp tác và xây dựng các chuẩn mực quốc tế chung để ứng phó với thách thức ngày càng gia tăng đối với môi trường và phát triển. Các quyền mới chứa đựng các quy tắc và tiêu chuẩn chung về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đồng thời ngày càng được bổ sung các nội dung mới, dựa trên sự phát triển và tác động của môi trường[28].¢






[1] Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường (Việt – Anh) năm 1995, NXB Chính trị quốc gia,trang 11.
[2] Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường (Việt – Anh) năm 1995, NXB Chính trị quốc gia,trang 31.
[3] Pháp luật về đánh giá môi trường chiến lược ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện, Mai Hữu Quyết, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường ĐH Luật TpHCM, năm  2010.
[4] Một số vấn đề pháp lý của việc xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại TP. Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Thảo, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân luật, Trường ĐH Luật TpHCM, năm  2006.
[5]               http://dce.mpi.gov.vn/
[8] Thông tin được ông Hoàng Dương Tùng, GĐ Trung tâm Quan trắc và Thông tin môi trường (Cục Bảo vệ Môi trường) đưa ra tại buổi công bố báo cáo “Triển vọng Môi trường toàn cầu 4” của UNDP ngày hôm nay 26/10/2007 tại Hà Nội.
[10]http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_Vedan_x%E1%BA%A3_ch%E1%BA%A5t_th%E1%BA%A3i_ra_s%C3%B4ng_Th%E1%BB%8B_V%E1%BA%A3i
[11] Ông Trần Như Độ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai, phát biểu trên báo Sài Gòn giải phóng, ra ngày 29/09/2008.
[12] Theo Khoa học & Phát triển
[14] http://www.baomoi.com/Tong-ket-cong-tac-thanh-tra-kiem-tra-tai-nguyen-moi-truong/58/5797706.epi
[16] Phát biểu của bà Nguyễn Thị Hiền Lương, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM vào ngày 18/08/2012 tại lễ khánh thành giai đoạn 1 công trình cải tạo, xây dựng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè và đường Trường Sa, Hoàng Sa nằm ven kênh.
[20] Theo   vi.wikipedia.org
[21] Nghiên cứu con người, Đào Thị Minh Hương, đăng trên http://www.vacne.org.vn.
[22] TS. Nguyễn Minh Phong, http://unescovietnam.vn
[23] Tác giả cuốn sách: “Human-Rights-Approaches-Environmental-Protection”, NXB Đại học Tổng hợp Oxford, Vương quốc Anh, năm 1996, tái bản năm 2003.
[24] Môi trường với quyền con  người và vận dụng quyền con người trong bảo vệ quyền môi trường ở Việt Nam, TS.Tường Duy Kiên, Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 172 (10/06/2010).
[25] Môi trường với quyền con  người và vận dụng quyền con người trong bảo vệ quyền môi trường ở Việt Nam, TS.Tường Duy Kiên, Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 172 (10/06/2010).
[26] Hiến pháp Cộng hòa Nam Phi, năm 1996, Điều 24.
[27] Hiến pháp Liên bang Nga, năm 1993, Điều 42.
[28] Môi trường với quyền con  người và vận dụng quyền con người trong bảo vệ quyền môi trường ở Việt Nam, TS.Tường Duy Kiên, Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 172 (10/06/2010).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét