Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

CÁC NGUYÊN TẮC LIÊN BANG VỀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ (2006) CỦA HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ


(Bao gồm cả sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2006)



 
Nguyên tắc 1. Phạm vi; Khái niệm
(a) Phạm vi.
(1) Quy định chung.
Các nguyên tắc này điều chỉnh thủ tục tố tụng hình sự tại tất cả các toà án quận, toà án phúc thẩm, và Toà án Tối cao Liên bang Hoa kỳ.
(2) Nhân viên tư pháp địa phương hoặc bang.
áp dụng cho thủ tục với nhân viên tư pháp địa phương hoặc bang khi có quy định trong nguyên tắc cụ thể.
(3) Toà án vùng lãnh thổ.
Các nguyên tắc này cũng điều chỉnh tố tụng hình sự tại các toà án sau:
(A) Toà án quận của Guam;
(B) Toà án quận của Đảo Bắc Mariana; trừ khi luật có quy định khác; và
(C) Toà án quận Đảo Virgin; trừ khi việc truy tố các tội tại toà án đó phải được thực hiện bởi cáo trạng hoặc thông báo được luật quy định khác.
(4) Tố tụng bị loại bỏ.
Mặc dù những nguyên tắc này điều chỉnh toàn bộ thủ tục tố tụng sau khi tách từ toà án bang, luật của bang vẫn điều chỉnh việc huỷ bỏ truy tố.
(5) Tố tụng ngoại lệ.
Tố tụng không được điều chỉnh bởi những nguyên tắc này bao gồm:
(A) Việc dẫn độ và chuyển giao bị can trốn;
(B) Tịch thu tài sản dân sự vì vi phạm luật liên bang;
(C) Thu hồi một khoản tiền phạt hoặc một hình phạt;
(D) Tố tụng quy định tại một đạo luật điều chỉnh hành vi phạm tội của người vị thành niên trong trường hợp thủ tục trái luật, trừ khi Nguyên tắc 20(d) quy định khác;
(E) Tranh chấp giữa những người đi biển theo các điều từ 256 đến 258 chương 22 Bộ luật Mỹ; và
(F) Tố tụng chống lại một nhân chứng tại một quốc gia nước ngoài theo điều 1784 chương 28 Bộ luật Mỹ.
(b) Khái niệm. Những khái niệm sau áp dụng cho những nguyên tắc này:
(1) “Luật sư của chính phủ”[1] có nghĩa là:
(A) Tổng Chưởng lý hoặc một trợ lý được uỷ quyền;
(B) Một luật sư Liên bang Mỹ hoặc một trợ lý được uỷ quyền;
(C) Khi có thể áp dụng đối với các vụ án áp dụng theo Luật Guam, Tổng Chưởng lý Guam hoặc một người khác được luật Guam uỷ quyền trong vụ án đó được coi là Luật sư chính phủ; và
(D) Bất kỳ luật sư nào khác được luật pháp trao quyền tiến hành tố tụng theo những nguyên tắc này với tư cách một công tố viên.
(2) “Toà án” có nghĩa là một thẩm phán liên bang thực hiện các chức năng được luật pháp trao quyền.
(3) “Thẩm phán liên bang” có nghĩa:
(A) Một chánh án hoặc thẩm phán của Liên bang Mỹ theo thuật ngữ được định nghĩa tại điều 451 chương 28 Bộ luật Mỹ;
(B) Một thẩm phán sơ thẩm;[2]
(C) Một thẩm phán do Thượng viện Mỹ thông qua và được luật pháp trao quyền tại bất kỳ khối thịnh vượng chung, vùng lãnh thổ hoặc vùng đất thuộc sở hữu nào để thực hiện chức năng liên quan đến một nguyên tắc cụ thể.
(4) “Thẩm phán” có nghĩa là một thẩm phán liên bang hoặc một nhân viên tư pháp địa phương hoặc bang.
(5) “Thẩm phán sơ thẩm” có nghĩa là một thẩm phán sơ thẩm của Liên bang Mỹ được định nghĩa trong các điều từ 631-639 chương 28 Bộ luật Mỹ.
(6) “Lời tuyên thệ” bao gồm một sự khẳng định.
(7) “Tổ chức” được định nghĩa trong điều 18 chương 18 Bộ luật Mỹ.
(8) “Tội vi cảnh” được định nghĩa trong điều 19 chương 18 Bộ luật Mỹ.
(9) “Bang” bao gồm cả Quận Columbia, và bất kỳ khối thịnh vượng chung, vùng lãnh thổ hoặc thuộc sở hữu của nước Mỹ.
(10) “nhân viên tư pháp địa phương hoặc bang” có nghĩa là:
(A) một nhân viên địa phương hoặc bang được uỷ quyền để hoạt động theo quy định tại điều 3041 chương 18 Bộ luật Mỹ; và
(B) một nhân viên tư pháp được luật pháp trao quyền trong Quận Columbia hoặc trong bất kỳ khối thịnh vượng chung, vùng lãnh thổ hoặc sở hữu để thực hiện chức năng liên quan đến một nguyên tắc cụ thể.
(c) Thẩm quyền của Chánh án hoặc Thẩm phán của Liên bang Mỹ.
Khi những nguyên tắc này trao quyền cho một thẩm phán sơ thẩm hoạt động trong tố tụng hình sự thì bất kỳ thẩm phán liên bang nào khác cũng có thể có những quyền đó.
Nguyên tắc 2. Giải thích.
Những nguyên tắc này phải được hiểu theo hướng nhằm tạo ra quyết định đúng đắn cho mỗi thủ tục tố tụng hình sự, đảm bảo thủ tục đơn giản và thực thi công bằng, và loại trừ những việc chi phí và trì hoãn vô lí.
Nguyên tắc 3. Đơn tố giác.
Đơn tố giác là văn bản chứa đựng những tình tiết quan trọng cấu thành một tội phạm bị tố giác. Đơn này được trình cùng với lời tuyên thệ trước một thẩm phán sơ thẩm hoặc, nếu có lý do chính đáng cho sự vắng mặt của thẩm phán sơ thẩm thì trình cho nhân viên tư pháp địa phương hoặc bang.
Nguyên tắc 4. Lệnh bắt hoặc triệu tập dựa trên một đơn tố giác
(a) Ban hành.
Nếu đơn tố giác hoặc tài liệu kèm theo đơn đưa ra căn cứ chắc chắn để khẳng định có tội phạm xảy ra và bị cáo đã thực hiện hành vi này, thẩm phán phải ban hành lệnh bắt để một nhân viên được uỷ quyền thi hành. Theo yêu cầu của một luật sư của chính phủ, thẩm phán phải ban hành lệnh triệu tập thay cho lệnh bắt và đưa cho người được giao quyền để tống đạt. Một thẩm phán có thể ban hành nhiều lệnh bắt hoặc triệu tập dựa trên cùng một đơn tố giác. Nếu bị cáo không có mặt theo một giấy triệu tập, thẩm phán có thể, theo yêu cầu của một luật sư của chính phủ, ban hành một lệnh bắt.
(b) Nội dung lệnh bắt và giấy triệu tập.
(1) Lệnh bắt.
Một lệnh bắt phải:
(A) Bao gồm tên bị cáo hoặc, trường hợp không biết tên thì có một tên nào đó hoặc sự mô tả mà theo đó có thể xác định được bị cáo một cách chắc chắn;
(B) Mô tả về tội phạm bị tố giác trong đơn;
(C) Ra lệnh bắt bị cáo và đưa ngay đến thẩm phán sơ thẩm hoặc, nếu có lí do cho sự vắng mặt của người này, đến một nhân viên tư pháp địa phương hoặc bang; và
(D) Có chữ ký của một thẩm phán.
(2) Lệnh triệu tập.
Lệnh triệu tập phải có cùng nội dung với lệnh bắt trừ trường hợp phảI yêu cầu bị cáo có mặt theo thời gian và địa điểm đã quy định.
(c) Thực hiện hoặc tống đạt, và trả lại.
(1) Người tiến hành.
Chỉ có cảnh sát trưởng hoặc nhân viên khác được uỷ quyền mới có thể thực hiện một lệnh bắt. Bất kỳ người nào được uỷ quyền tống đạt một lệnh triệu tập trong một vụ việc dân sự liên bang cũng có thể tống đạt một lệnh triệu tập.
(2) Địa điểm.
Một lệnh bắt có thể được thực hiện, hoặc lệnh triệu tập được tống đạt, trong phạm vi thẩm quyền xét xử của nước Mỹ hoặc bất kỳ nơi nào khác mà luật liên bang cho phép bắt giữ.
(3) Cách thức.
(A) Lệnh bắt được thực hiện bằng cách bắt bị cáo. Sau khi bắt, nhân viên cầm lệnh bắt phải đưa cho bị cáo xem. Nếu không mang theo lệnh bắt, nhân viên phải thông báo cho bị cáo biết về việc có lệnh này và về tội phạm bị cáo buộc và, theo yêu cầu của bị cáo, phải cho bị cáo xem lệnh bắt càng sớm càng tốt.
(B) Lệnh triệu tập được tống đạt cho cá nhân bị cáo:
(i) Bằng cách giao cho cá nhân bị cáo một bản sao; hoặc
(ii) Bằng cách để một bản sao tại nơi cư trú của bị cáo hoặc nơi ở thường xuyên với một người có độ tuổi phù hợp và cư trú độc lập tại nơi đó và bằng cách gửi một bản sao qua đường bưu điện tới địa chỉ được biết cuối cùng của bị cáo.
(C) Lệnh triệu tập được tống đạt cho một tổ chức bằng cách giao một bản sao cho nhân viên, người quản lý hoặc đại diện chung, hoặc một người đại diện khác được chỉ định hoặc được uỷ quyền hợp pháp để nhận giấy triệu tập. Một bản sao có thể được gửi qua đường bưu điện tới địa chỉ biết được cuối cùng của tổ chức trong phạm vi quận hoặc tới một địa điểm kinh doanh chính nào khác trong nước Mỹ.
(4) Trả lại.
(A) Sau khi thực hiện lệnh bắt, nhân viên thừa hành phải trả lại lệnh cho thẩm phán mà bị cáo được đưa tới theo quy định của Nguyên tắc 5. Theo yêu cầu của luật sư chính phủ, một lệnh không thực hiện được phải được đem trả lại và tiêu huỷ bởi thẩm phán sơ thẩm hoặc, nếu có lý do vắng mặt, bởi một nhân viên tư pháp địa phương hoặc bang.
(B) Người được giao lệnh triệu tập để tống đạt phải trả lại lệnh chậm nhất vào ngày trả lệnh đã quy định.
(C) Theo yêu cầu của luật sư của chính phủ, một thẩm phán có thể giao một lệnh bắt chưa được thực hiện, một lệnh triệu tập chưa được tống đạt, hoặc một bản sao lệnh bắt, lệnh triệu tập cho cảnh sát trưởng hoặc người khác được uỷ quyền để thực hiện hoặc tống đạt.
Nguyên tắc 5. Trình diện ban đầu
(a) Quy định chung.
(1) Trình diện theo lệnh bắt.
(A) Người thực hiện việc bắt trong phạm vi nước Mỹ phải đưa ngay bị cáo đến thẩm phán sơ thẩm, hoặc một nhân viên tư pháp địa phương hoặc bang như quy định tại Nguyên tắc 5(c), trừ khi luật quy định khác.
(B) Người thực hiện việc bắt bên ngoài nước Mỹ phả đưa ngay bị cáo đến thẩm phán sơ thẩm, trừ khi luật quy định khác.
(2) Ngoại lệ.
(A) Một nhân viên thực hiện việc bắt theo lệnh được ban hành dựa trên một đơn tố giác về một hành vi mà chỉ vi phạm điều 1083 chương 18 Bộ luật Mỹ không cần tuân thủ nguyên tắc này nếu:
(i) Người bị bắt bị chuyển giao ngay đến nơi giam giữ tại bang thích hợp hoặc cơ quan địa phương tại quận nơi bắt; và
(ii) Một luật sư của chính phủ ngay lập tức, tại quận nơi ban hành lệnh bắt, đề nghị bác đơn tố giác.
(B) Nếu bị cáo bị bắt vì vi phạm điều kiện được tại ngoại hoặc quản chế, Nguyên tắc 32.1 sẽ áp dụng.
(C) Nếu bị cáo bị bắt vì không trình diện tại một quận khác, Nguyên tắc 40 sẽ áp dụng.
(3) Có mặt theo lệnh triệu tập.
Khi bị cáo có mặt theo lệnh triệu tập được quy định tại Nguyên tắc 4, một thẩm phán sơ thẩm phải tiến hành tố tụng theo Nguyên tắc 5 (d) hoặc (e) khi xét thấy phù hợp.
(b) Bắt không có lệnh.
Khi bị cáo bị bắt không có lệnh, phải có đơn tố giác theo quy định của Nguyên tắc 4 (a) nêu căn cứ xác đáng được nộp ngay tại quận nơi được cho là đã xảy ra hành vi phạm tội.
(c) Nơi trình diện ban đầu; Chuyển giao đến quận khác.
(1) Bắt tại quận được cho là nơi đã xảy ra hành vi phạm tội.
Nếu bị cáo bị bắt tại quận được cho là nơi đã xảy ra hành vi phạm tội:
(A) Việc trình diện ban đầu phải ở tại quận đó; và
(B) Nếu thẩm phán sơ thẩm không có mặt vì lý do chính đáng, việc trình diện ban đầu có thể tới một nhân viên tư pháp địa phương hoặc bang.
(2) Bắt tại một quận khác với nơi được cho là đã xảy ra tội phạm
Nếu bị cáo bị bắt tại một quận khác với nơi được cho là đã xảy ra tội phạm, việc trình diện ban đầu phải:
(A) Ở tại quận nơi tiến hành bắt; hoặc
(B) Tại quận kế bên nếu:
(i) Việc trình diện có thể tiến hành kịp thời hơn; hoặc
(ii) Tội phạm được cho là đã xảy ra ở đó và việc trình diện ban đầu sẽ thực hiện vào ngày bắt.
(3) Thủ tục tại một quận ngoài nơi được cho là đã xảy ra tội phạm
Nếu việc trình diện ban đầu diễn ra tại một quận ngoài nơi được cho là đã xảy ra tội phạm, những thủ tục sau được áp dụng:
(A) Thẩm phán sơ thẩm phải thông báo cho bị cáo biết về các quy định của Nguyên tắc 20;
(B) Nếu bị cáo bị bắt không có lệnh, toà án quận nơi được cho là đã xảy ra tội phạm trước tiên phải ban hành lệnh bắt trước khi thẩm phán sơ thẩm chuyển giao bị cáo cho quận này;
(C) Thẩm phán sơ thẩm phải tiến hành xét hỏi sơ bộ nếu được yêu cầu bởi Nguyên tắc 5.1;
(D) Thẩm phán sơ thẩm phải chuyển giao bị cáo cho quận nơi được cho là đã xảy ra tội phạm nếu:
(i) Chính phủ ban hành lệnh bắt, một bản sao có chứng nhận của lệnh bắt, một bản fax, hoặc hình thức khác; và
(ii) Thẩm phán thấy rằng bị cáo là người có tên trong cáo trạng, thông báo, hoặc lệnh bắt; và
(E) Khi bị cáo được chuyển giao và trả tự do, thư ký phải ngay lập tức chuyển các giấy tờ và khoản tiền bảo lãnh nếu có cho thư ký tại quận nơi được cho là đã xảy ra tội phạm.
(d) Thủ tục trong một vụ án nghiêm trọng.
(1) Tư vấn.
Nếu bị cáo bị buộc vào một tội nghiêm trọng, thẩm phán phải thông báo cho bị cáo về những vấn đề sau:
(A) Đơn tố giác hành vi phạm tội của bị cáo, và các tài liệu nộp kèm theo đơn;
(B) Quyền của bị cáo được có người bào chữa hoặc yêu cầu chỉ định người bào chữa nếu bị cáo không thể có được người bào chữa;
(C) Những tình huống, nếu có, theo đó bị cáo có thể được tạm tha trước khi xét xử;
(D) Bất kỳ quyền nào đối với một phiên xét xử sơ bộ; và
(E) Quyền của bị cáo được giữ im lặng, và bất kỳ tuyên bố nào cũng có thể được sử dụng để chống lại bị cáo.
(2) Hỏi ý kiến người bào chữa.
Thẩm phán phải cho phép bị cáo có cơ hội hợp lý để hỏi ý kiến người bào chữa.
(3) Giam hoặc tha.
Thẩm phán phải giam hoặc tha bị cáo theo quy định của luật hoặc những nguyên tắc này.
(4) Thú nhận.
Bị cáo có thể được yêu cầu thú nhận chỉ dựa trên Nguyên tắc 10.
(e) Thủ tục trong một vụ án ít nghiêm trọng.
Nếu bị cáo chỉ bị truy tố về một tội ít nghiêm trọng, thẩm phán phải thông báo cho bị cáo biết theo Nguyên tắc 58 (b) (2).
(f) Hội đàm từ xa qua truyền hình
Hội đàm từ xa qua truyền hình có thể được sử dụng để thực hiện việc trình diện theo nguyên tắc này nếu bị cáo đồng ý.
Nguyên tắc 5.1. Xét hỏi sơ bộ
(a) Quy định chung.
Nếu bị cáo bị buộc một tội không phải là tội vi cảnh, một thẩm phán sơ thẩm phải tiến hành xét hỏi sơ bộ trừ khi:
(1) Bị cáo khước từ việc xét hỏi;
(2) Bị cáo bị truy tố;
(3) Chính phủ nộp một thông báo theo Nguyên tắc 7(b) truy tố bị cáo về một tội nghiêm trọng;
(4) Chính phủ nộp một thông báo cáo buộc bị cáo về một tội ít nghiêm trọng; hoặc
(5) Bị cáo bị cáo buộc về một tội ít nghiêm trọng và đồng ý xét xử bởi một thẩm phán sơ thẩm.
(b) Lựa chọn toà xét xử.
Một bị cáo bị bắt tại một quận ngoài nơi được cho là đã xảy ra tội phạm có thể lựa chọn tiến hành xét xử sơ bộ tại quận nơi việc truy tố đang bị hoãn.
(c) Sắp xếp thời gian.
Thẩm phán sơ thẩm phải tổ chức tiến hành xét xử sơ bộ trong thời gian hợp lí, nhưng không muộn hơn 10 ngày sau việc trình diện ban đầu nếu bị cáo đang ở trong trại giam và không muộn hơn 20 ngày nếu không ở trong trại giam.
(d) Gia hạn.
Với sự đồng ý của bị cáo và sau khi xuất trình lí do chính đáng – có tính đến lợi ích công trong việc giải quyết nhanh chóng các vụ án hình sự –thẩm phán sơ thẩm có thể gia hạn theo Nguyên tắc 5.1(c) một hoặc nhiều lần. Nếu bị cáo không đồng ý, thẩm phán sơ thẩm có thể gia hạn chỉ dựa vào việc cho thấy có những tình huống đặc biệt và cần phải trì hoãn vì sự công bằng.
(e) Xét hỏi và xác định chứng cứ.
Tại phiên xét xử sơ bộ, bị cáo có thể thẩm tra chéo nhân chứng đối kháng và có thể đưa ra chứng cứ nhưng không được phản đối chứng cứ trên cơ sở thu thập bất hợp pháp. Nếu thẩm phán sơ thẩm thấy có căn cứ là có hành vi phạm tội xảy ra và bị cáo đã thực hiện hành vi này, thẩm phán sơ thẩm phải ngay lập tức yêu cầu bị cáo có mặt để tiến hành các tiến hành tố tụng tiếp theo.
(f) Tha bị cáo.
Nếu thẩm phán sơ thẩm thấy không có căn cứ để xác định có  hành vi phạm tội xảy ra hoặc bị cáo đã thực hiện hành vi này, thẩm phán sơ thẩm phải bác đơn tố giác và trả tự do cho bị cáo. Việc trả tự do này không ảnh hưởng đến quyền của chính phủ trong việc truy tố bị cáo về cùng một tội đó sau này.
(g) Ghi âm tiến trình tố tụng.
Việc xét xử sơ bộ phải được ghi âm bởi một phóng viên toà án hoặc bằng một thiết bị ghi phù hợp. Việc ghi âm tiến trình tố tụng có thể được cung cấp cho bên có yêu cầu và trả tiền lệ phí theo Quy định Hội nghị Tư pháp.
(h) Xuất trình lời khai.
(1) Quy định chung.
Nguyên tắc 26.2(a)-(d) và (f) áp dụng cho bất kỳ việc xét hỏi nào theo nguyên tắc này, trừ khi thẩm phán sơ thẩm vì lí do chính đáng phán quyết khác đi trong một vụ án cụ thể.
(2) Hình phạt vì không xuất trình lời khai.
Nếu một bên không tuân thủ một yêu cầu của Nguyên tắc 26.2 chuyển giao lời khai cho bên có yêu cầu, thẩm phán sơ thẩm không được xem xét lời khai của nhân chứng đã bị giữ lại.
Nguyên tắc 6. Bồi thẩm đoàn mở rộng
(a) Triệu tập một bồi thẩm đoàn mở rộng.
(1) Quy định chung.
Khi thấy cần thiết để bảo vệ lợi ích chung, toà án phải ra lệnh triệu tập một hoặc nhiều bồi thẩm đoàn mở rộng. Một bồi thẩm đoàn mở rộng phải có từ 16 đến 23 thành viên, và toà án phải ra lệnh triệu tập đủ số người có đủ tiêu chuẩn pháp lí để đáp ứng yêu cầu này.
(2) Bồi thẩm viên dự khuyết.
Khi lựa chọn một bồi thẩm đoàn mở rộng, toà án cũng có thể lựa chọn các bồi thẩm viên dự khuyết. Bồi thẩm viên dự khuyết phải có cùng tiêu chuẩn và được lựa chọn theo đúng cách thức như việc lựa chọn các bồi thẩm viên khác. Bồi thẩm viên dự khuyết thay thế bồi thẩm viên theo đúng thứ tự được lựa chọn. Một bồi thẩm viên dự khuyết thay thế bồi thẩm viên phải chịu những thử thách tương tự, đưa ra cùng lời tuyên thệ, và có thẩm quyền giống với các bồi thẩm viên khác.
(b) Phản đối bồi thẩm đoàn mở rộng hoặc một cá nhân bồi thẩm viên.
(1) Không thừa nhận.
Cả chính phủ cũng như bị cáo có thể không thừa nhận bồi thẩm đoàn mở rộng với lý do là không được rút thăm, triệu tập, hoặc lựa chọn hợp pháp, và có thể không thừa nhận một cá nhân bồi thẩm viên do không đủ tiêu chuẩn pháp lí.
(2) Kiến nghị bác bỏ một bản cáo trạng.
Một bên có thể nộp đơn yêu cầu bác bỏ cáo trạng dựa trên sự phản đối bồi thẩm đoàn mở rộng hoặc cá nhân bồi thẩm viên thiếu tiêu chuẩn pháp lí, trừ khi toà án trước đó đã ra quyết định về cùng sự phản đối theo Nguyên tắc 6(b)(1). Đơn yêu cầu bác bỏ được điều chỉnh bởi điều 1867(e) chương 28 Bộ luật Mỹ. Toà án không được bác bỏ cáo trạng trên cơ sở bồi thẩm đoàn mở rộng không đủ tiêu chuẩn pháp lí nếu hồ sơ thể hiện ít nhất 12 bồi thẩm viên đủ tiêu chuẩn tán thành với cáo trạng.
(c) Chủ tịch và Phó chủ tịch.
Toà án sẽ chỉ định một bồi thẩm viên làm chủ tịch và một người khác là phó chủ tịch. Nếu chủ tịch vắng mặt, phó chủ tịch sẽ thay thế phó chủ tịch. Chủ tịch có thể điều khiển việc tuyên thệ, xác nhận và sẽ ký toàn bộ cáo trạng. Chủ tịch – hoặc một bồi thẩm viên khác được chủ tịch trao quyền – sẽ ghi số lượng bồi thẩm viên tán thành trong mỗi một cáo trạng và nộp biên bản cho thư kí toà, nhưng biên bản này không được công bố công khai trừ khi toà án ra quyết định.
(d) Người được phép có mặt.
(1) Trong khi đại bồi thẩm đoàn họp.
Những người có thể có mặt trong khi bồi thẩm đoàn mở rộng họp là: luật sư của chính phủ, nhân chứng bị thẩm vấn, người phiên dịch khi cần thiết, và phóng viên toà án hoặc người điều khiển thiết bị ghi âm.
(2) Trong quá trình nghị án và bỏ phiếu.
Chỉ có các bồi thẩm viên, và người phiên dịch cần thiết để hỗ trợ cho bồi thẩm viên bị hạn chế trong việc nghe và phát biểu, có mặt trong khi bồi thẩm đoàn mở rộng nghị án hoặc bỏ phiếu.
(e) Ghi âm và tiết lộ tố tụng.
(1) Ghi lại tiến trình tố tụng.
Trừ khi bồi thẩm đoàn mở rộng đang nghị án và bỏ phiếu, toàn bộ tiến trình tố tụng phải được ghi âm lại bởi một phóng viên toà án hoặc một thiết bị ghi phù hợp. Nhưng sự hợp pháp của việc truy tố không bị ảnh hưởng bởi lỗi vô ý khi ghi âm. Trừ khi toà án ra lệnh khác, một luật sư của chính phủ sẽ điều hành việc ghi âm, bản tóm tắt nội dung của phóng viên, và bất kì bản ghi chép nội dung ghi âm nào được chuẩn bị từ những bản tóm tắt này.
(2) Giữ bí mật.
(A) Không có nghĩa vụ giữ bí mật nào được áp đặt lên bất kì ai trừ khi được quy định tại Nguyên tắc 6(e)(2)(B).
(B) Trừ khi những nguyên tắc này quy định khác, những người sau không được tiết lộ một vấn đề gì xảy ra trước bồi thẩm đoàn mở rộng:
(i) Bồi thẩm viên;
(ii) Người phiên dịch;
(iii) Phóng viên toà án;
(iv) Người điều khiển thiết bị ghi âm;
(v) Người ghi chép lại nội dung được ghi âm;
(vi) Luật sư cho chính phủ; hoặc
(vii) Người mà việc họ tiết lộ được thực hiện theo nguyên tắc 6(e)(3)(A)(ii) hoặc (iii).
(3) Các ngoại lệ.
(A) Việc tiết lộ một vấn đề của bồi thẩm đoàn mở rộng – ngoài quá trình nghị án và bỏ phiếu – có thể được thực hiện với:
(i) Một luật sư của chính phủ để sử dụng nhằm thực hiện trách nhiệm của luật sư này;
(ii) Bất kì nhân viên chính phủ nào – bao gồm những người làm việc cho một bang hoặc chi nhánh của bang, bộ lạc da đỏ, hoặc chính phủ nước ngoài – mà một luật sư của chính phủ thấy cần hỗ trợ trong khi thi hành trách nhiệm của luật sư này để thực thi luật hình sự liên bang; hoặc
(iii) Một người được uỷ quyền theo điều 3322 chương 18 Bộ luật Mỹ.
(B) Một người có thông tin được tiết lộ theo Nguyên tắc 6(e)(3)(A)(ii) có thể sử dụng thông tin đó chỉ để hỗ trợ một luật sư của chính phủ trong khi thực hiện trách nhiệm của luật sư đó nhằm thực thi luật hình sự liên bang. Một luật sư của chính phủ phải cung cấp ngay cho toà án đã triệu tập bồi thẩm đoàn mở rộng tên của toàn bộ những người được nhận thông tin, và phải chứng nhận là luật sư đã tư vấn cho những người này về nghĩa vụ của họ phải giữ bí mật theo nguyên tắc này.
(C) Một luật sư của chính phủ có thể tiết lộ bất kì vấn đề nào của bồi thẩm đoàn mở rộng cho một bồi thẩm đoàn mở rộng liên bang khác.
(D) Một luật sư của chính phủ có thể tiết lộ bất kì vấn đề nào của bồi thẩm đoàn mở rộng liên quan đến tình báo nước ngoài, phản gián (được định nghĩa trong điều 401a chương 50 Bộ luật Mỹ), hoặc thông tin tình báo nước ngoài (được định nghĩa theo Nguyên tắc 6(e)(3)(D)(iii)) cho bất kì nhân viên thực thi luật liên bang, tình báo, bảo vệ, nhập cư, quốc phòng, an ninh quốc gia để hỗ trợ nhân viên nhận thông tin trong khi thực hiện trách nhiệm của họ. Một luật sư của chính phủ cũng có thể tiết lộ bất kì vấn đề nào của bồi thẩm đoàn mở rộng liên quan, trong phạm vi nước Mỹ hoặc nơi khác, đến một sự đe doạ tấn công hoặc các hành động thù địch nghiêm trọng khác của một thế lực nước ngoài hoặc đặc vụ của thế lực đó, sự đe doạ phá hoại hoặc khủng bố quốc tế hoặc nội địa, hoặc các hành vi lén lút thu thập thông tin tình báo do một cơ quan tình báo hoặc mạng lưới của một thế lực nước ngoài hoặc đặc vụ của nó, cho bất kì nhân viên chính phủ nước ngoài, bộ lạc da đỏ, chi nhánh bang, bang hoặc liên bang tương ứng, vì mục đích ngăn chặn hoặc đáp trả các hành vi hoặc sự đe doạ đó.
(i) Bất kì nhân viên nào nhận thông tin theo Nguyên tắc 6(e)(3)(D) có thể sử dụng thông tin chỉ khi cần thiết trong khi thực hiện trách nhiệm của họ và tuân thủ giới hạn của việc tiết lộ những thông tin này khi chưa được uỷ quyền. Bất kì nhân viên nào của bang, chi nhánh bang, bộ lạc da đỏ, hoặc chính phủ nước ngoài nhận thông tin theo Nguyên tắc 6(e)(3)(D) có thể sử dụng thông tin chỉ theo cách thức phù hợp với những hướng dẫn mà được Tổng Chưởng lí và Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia phối hợp ban hành.
(ii) Trong khoảng thời gian hợp lí sau khi việc tiết lộ thông tin được thực hiện theo Nguyên tắc 6(e)(3)(D), luật sư cho chính phủ phải nộp một bản thông báo đã niêm phong cho toà án quận nơi bồi thẩm đoàn mở rộng hội họp tuyên bố rằng thông tin này được công bố và các bộ, cơ quan, hoặc tổ chức nơi việc công bố thông tin được thực hiện.
(iii) Như được sử dụng tại Nguyên tắc 6(e)(3)(D), thuật ngữ “thông tin tình báo nước ngoài” có nghĩa là:
(a) Thông tin, cho dù có liên quan đến một công dân Mỹ hay không, có liên quan đến khả năng của Chính quyền Mỹ để bảo vệ chống lại-
. việc tấn công có khả năng xảy ra hoặc thực tế đã xảy ra hoặc các hành động thù địch nghiêm trọng khác của một thế lực ngước ngoài hoặc đặc vụ của thế lực đó;
. sự phá hoại hoặc khủng bố quốc tế do một thế lực nước ngoài hoặc đặc vụ của thế lực đó; hoặc
. Các hoạt động tình báo lén lút của một cơ quan tình báo hoặc một mạng lưới của một thế lực nước ngoài hoặc các đặc vụ của thế lực đó; hoặc
(b) Thông tin, cho dù có liên quan đến một công dân Mỹ hay không, về một thế lực nước ngoài hoặc lãnh thổ nước ngoài liên quan đến-
. quốc phòng hoặc an ninh của nước Mỹ; hoặc
. hoạt động ngoại giao của nước Mỹ.
(E) Toà án có thể cho phép tiết lộ – mà thời điểm, cách thức, và các điều kiện khác do toà án quy định – một vấn đề của bồi thẩm đoàn mở rộng:
(i) Để chuẩn bị hoặc liên quan đến một giai đoạn tố tụng tư pháp;
(ii) Theo yêu cầu của bị cáo mà xuất trình lý do có cơ sở để bác bỏ bản cáo trạng vì một vấn đề xảy ra trước bồi thẩm đoàn mở rộng;
(iii) Theo yêu cầu của chính phủ, khi được đề nghị bởi một toà án hoặc công tố viên nước ngoài để sử dụng trong một cuộc điều tra hình sự chính thức;
(iv) Theo yêu cầu của chính phủ nếu thấy rằng vấn đề có thể tiết lộ một vi phạm luật hình sự của bộ lạc da đỏ hoặc của bang, cũng như việc tiết lộ cho nhân viên làm việc cho bang, chi nhánh bang hoặc bộ lạc da đỏ có trách nhiệm vì mục đích thực thi luật đó; hoặc
(v) Theo yêu cầu của chính phủ nếu thấy rằng vấn đề có thể tiết lộ một vi phạm luật hình sự quân đội theo Bộ Quân luật, cũng như việc tiết lộ phải đối với một nhân viên quân đội phù hợp vì mục đích thực thi luật đó.
(F) Đơn đề nghị tiết lộ một vấn đề bồi thẩm theo Nguyên tắc 6(e)(3)(E)(i) phải được nộp đến quận nơi bồi thẩm đoàn mở rộng họp. Trừ khi việc xét xử có tính chất một phía – như trường hợp khi chính phủ là bên nguyên – nguyên đơn phải nộp đơn đến, và toà án phải cho phép một cơ hội hợp lí để những người sau đây được tham gia phiên toà:
(i) luật sư chính phủ;
(ii) Các bên trong tố tụng tư pháp; và
(iii) Bất kì người nào được toà án trao quyền.
(G) Nếu đơn yêu cầu phát sinh ngoài phạm vi tố tụng tư pháp tại một quận khác, toà án nhận đơn phải chuyển đơn cho toà án khác trừ khi toà án nhận đơn có thể quyết định một cách có căn cứ liệu việc tiết lộ có phù hợp hay không. Nếu toà án nhận đơn quyết định chuyển, thì phải gửi cho toà án được chuyển tài liệu cần được tiết lộ, nếu khả thi, và một văn bản đánh giá sự cần thiết tiếp tục giữ bí mật của bồi thẩm đoàn mở rộng. Toà án được chuyển giao phải tạo điều kiện cho những người được xác định tại Nguyên tắc 6(e)(3)(F) được tham gia phiên toà xét xử.
(4) Niêm phong cáo trạng.
Thẩm phán sơ thẩm nhận một cáo trạng được trả lại có thể quyết định rằng cáo trạng phải được giữ bí mật cho đến khi bị cáo đã ở trong trại giam hoặc được tha do hoãn xét xử. Sau đó thư kí toà phải niêm phong cáo trạng, và không một ai có thể tiết lộ về cáo trạng trừ khi cần phải ban hành và thực hiện một lệnh bắt hoặc triệu tập.
(5) Xét xử kín.
Đối với quyền có mặt tại phiên toà công khai về một vụ án coi thường pháp luật, toà án phảI xét xử kín trong phạm vi cần thiết để ngăn chặn việc tiết lộ một vấn đề nào đó xảy ra trước bồi thẩm đoàn mở rộng.
 (6) Niêm phong hồ sơ.
Hồ sơ, lệnh, và giấy triệu tập liên quan đến tố tụng bồi thẩm phải được niêm phong ở mức độ cần thiết để ngăn cản việc tiết lộ không đúng thẩm quyền một vấn đề xảy ra trước bồi thẩm đoàn.
(7) Hành vi coi thường pháp luật.
Một hành vi cố tình vi phạm Nguyên tắc 6, hoặc các hướng dẫn liên ngành do Tổng Chưởng lí và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia ban hành theo Nguyên tắc 6, có thể chịu chế tài vì coi thường toà án.
(f) Cáo trạng và trả lại.
Đại bồi thẩm đoàn chỉ có thể truy tố khi có ít nhất 12 bồi thẩm viên tán thành. Bồi thẩm đoàn mở rộng – hoặc chủ tịch hoặc phó chủ tịch đoàn bồi thẩm – phải trả lại cáo trạng cho thẩm phán sơ thẩm trong một phiên toà công khai. Nếu một đơn tố giác hoặc thông báo bị hoãn đối với bị cáo và 12 bồi thẩm viên không đồng ý với cáo trạng, chủ tịch bồi thẩm đoàn phải ngay lập tức và bằng văn bản thông báo việc thiếu sự đồng thuận cho thẩm phán sơ thẩm.
(g) Giải thể bồi thẩm đoàn mở rộng.
Bồi thẩm đoàn mở rộng phải làm việc cho đến khi được toà án giải thể, nhưng có thể phục vụ nhiều hơn 18 tháng chỉ khi toà án, sau khi xác định rằng việc gia hạn là vì lợi ích công, gia hạn thời gian làm việc của bồi thẩm đoàn mở rộng. Việc gia hạn không được quá 6 tháng, trừ khi luật có quy định khác.
(h) Loại bỏ một bồi thẩm viên.
Tại bất kì thời điểm nào, toà án có thể loại bỏ một bồi thẩm viên có tư cách tạm thời cũng như vĩnh viễn khi có lý do chính đáng, và nếu là vĩnh viễn, toà án phải chọn một bồi thẩm viên dự khuyết thay thế cho bồi thẩm viên bị loại bỏ.
(i) Khái niệm “Bộ lạc da đỏ”.
“Bộ lạc da đỏ” có nghĩa là một bộ lạc da đỏ được Bộ trưởng Nội vụ thừa nhận trong danh sách được xuất bản trong Công báo Liên bang theo điều 479a-1 chương 25 Bộ luật Mỹ.
 Nguyên tắc 7. Cáo trạng và thông báo
(a) Nguyên tắc sử dụng.
(1) Tội nghiêm trọng.
Một tội phạm (ngoài tội khinh thường) phải bị truy tố bằng bản cáo trạng nếu bị phạt:
(A) Tử hình; hoặc
(B) tù từ một năm trở lên.
(2) Tội ít nghiêm trọng.
Một hành vi phạm tội có thể bị phạt tù đến một năm hoặc ít hơn có thể bị truy tố theo Nguyên tắc 58 (b)(1).
(b) Khước từ cáo trạng.
Một hành vi phạm tội có thể bị phạt tù từ một năm trở lên có thể bị truy tố bằng thông báo nếu bị cáo – trong phiên toà công khai và sau khi được tư vấn về bản chất của cáo buộc và các quyền của bị cáo – khước từ việc truy tố bằng cáo trạng.
(c) Bản chất và nội dung.
(1) Quy định chung.
Cáo trạng và thông báo phải bằng văn bản dễ hiểu, chính xác và nhất quán bao gồm các yếu tố cấu thành tội phạm và phải được luật sư chính phủ ký mà không  cần phải có mở đầu hoặc kết luận một cách chính thức. Một tội danh truy tố có thể kết hợp bằng một dẫn chiếu đến một cáo buộc tại một toà án khác. Một luận điểm truy tố có thể cho rằng phương thức phạm tội của bị cáo chưa được làm rõ hoặc tội phạm được thực hiện bằng một hoặc nhiều phương thức cụ thể. Đối với mỗi tội danh, bản cáo trạng hoặc thông báo phải trích dẫn chính thức hoặc theo tập quán các luật, nguyên tắc, quy định, hoặc các quy định khác của luật mà được xác định là bị cáo vi phạm. Vì các mục đích của cáo trạng được đề cập tại điều 3282 chương 18, Bộ luật Mỹ, theo đó lai lịch của bị cáo chưa xác định được, có thể chấp nhận được đối với bản cáo trạng mô tả bị cáo là một người chưa rõ tên nhưng đã có tài liệu ghen AND cá nhân như thuật ngữ được định nghĩa tại điều 3282.
(2) Tịch thu hình sự.
Không phán quyết tịch thu hình sự nào có thể được tuyên trong tố tụng hình sự trừ khi cáo trạng hoặc thông báo cung cấp thông tin là bị cáo có một phần trong tài sản là đối tượng bị tịch thu theo luật được áp dụng.
(3) Lỗi dẫn chiếu.
Trừ khi bị cáo bị lừa dối và vì thế bị phán quyết bất lợi, cả lỗi dẫn chiếu lẫn việc bỏ qua dẫn chiếu đều không phải là căn cứ để bác bỏ cáo trạng hoặc thông báo hoặc xét xử lại.
(d) Phần không phù hợp trong truy tố.
Căn cứ vào đơn của bị cáo, toà án có thể loại bỏ những phần không cần thiết trong bản cáo trạng hoặc thông báo.
(e) Sửa đổi một Thông báo.
Trừ khi truy tố thêm tội hoặc bổ sung hành vi phạm tội hoặc một quyền cơ bản của bị cáo bị xâm hại, toà án có thể cho phép sửa đổi thông báo tại bất kì thời điểm nào trước khi tuyên án hoặc tranh luận.
(f) Văn bản chi tiết.
Toà án có thể yêu cầu chính phủ nộp một văn bản chi tiết. Bị cáo có thể nộp đơn yêu cầu một văn bản chi tiết trước hoặc trong vòng 10 ngày sau khi quyết định truy tố hoặc muộn hơn nếu toà án đồng ý. Chính phủ có thể sửa đổi văn bản chi tiết theo những điều kiện mà công lí yêu cầu.
Nguyên tắc 8. Nhập các tội phạm hoặc các bị cáo
(a) Nhập các tội phạm.
Cáo trạng hoặc thông báo có thể buộc tội một bị cáo một cách riêng biệt theo 2 tội hoặc hơn nếu các tội này – cho dù là nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng hoặc cả hai – có cùng tính chất hoặc tương tự, hoặc trên cơ sở cùng một hành vi hoặc một giao dịch, hoặc liên hệ với nhau hoặc cấu thành các phần của một âm mưu hoặc kế hoạch chung.
(b) Nhập bị cáo.
Bản cáo trạng hoặc thông báo có thể buộc tội 2 hoặc nhiều bị cáo nếu họ bị cho là đã tham gia trong cùng hành động hoặc giao dịch, hoặc ở trong cùng một chuỗi các hành động hoặc giao dịch, cấu thành một hoặc nhiều tội. Các bị cáo có thể bị buộc tội cùng nhau hoặc riêng rẽ trong một hoặc nhiều tội danh truy tố. Tất cả các bị cáo không cần phải bị buộc tội trong từng luận điểm truy tố riêng biệt.
Nguyên tắc 9. Lệnh bắt hoặc triệu tập trong bản cáo trạng hoặc thông báo.
(a) Ban hành.
Toà án phải ban hành lệnh bắt – hoặc theo yêu cầu của chính phủ là giấy triệu tập -- đối với từng bị cáo có tên trong bản cáo trạng hoặc thông báo nếu tài liệu kèm thông báo cung cấp căn cứ có cơ sở để tin rằng một tội phạm đã xảy ra và bị cáo đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Toà án có thể ban hành một hoặc nhiều lệnh bắt hoặc giấy triệu tập đối với cùng một bị cáo. Nếu bị cáo không trình diện theo giấy triệu tập, toà án có thể, và theo yêu cầu của luật sư chính phủ thì phải ban hành lệnh bắt. Lệnh bắt của Toà án phải được chuyển cho một nhân viên được uỷ quyền để thực hiện, giấy triệu tập được chuyển cho người được uỷ quyền để tống đạt.
(b) Nội dung.
(1) Lệnh bắt.
Nội dung lệnh bắt phải tuân theo Nguyên tắc 4(b)(1) trừ khi phải có chữ kí của thư ký toà án và phải mô tả tội phạm bị truy tố trong bản cáo trạng hoặc thông báo.
(2) Giấy triệu tập.
Giấy triệu tập phải có cùng nội dung như lệnh bắt trừ khi trường hợp yêu cầu bị cáo trình diện trước toà án tại một địa điểm hoặc thời gian cụ thể.
(c) Thực hiện lệnh bắt hoặc tống đạt giấy triệu tập; trả lại; trình diện ban đầu.
(1) Thực hiện lệnh bắt hoặc tống đạt giấy triệu tập.
(A) Lệnh bắt phải được thực hiện hoặc giấy triệu tập được tống đạt theo quy định tại Nguyên tắc 4(c)(1), (2) và (3).
(B) Nhân viên thực hiện lệnh bắt phải tiến hành theo nguyên tắc 5(a)(1).
(2) Trả lại.
Lệnh bắt hoặc giấy triệu tập phải được trả lại theo Nguyên tắc 4(c)(4).
(3) Trình diện ban đầu.
Khi bị cáo bị bắt hoặc bị triệu tập ra trình diện lần đầu tiên trước toà án, thẩm phán phải tiến hành theo Nguyên tắc 5.
Nguyên tắc 10. Quyết định việc truy tố.
(a) Quy định chung.
Việc truy tố phải được tiến hành tại phiên toà công khai và phải bao gồm những nội dung sau:
(1) Đảm bảo rằng bị cáo có bản sao cáo trạng hoặc thông báo;
(2) Đọc cáo trạng hoặc thông báo cho bị cáo nghe hoặc tuyên bố cho bị cáo biết nội dung cơ bản của buộc tội; và tiếp theo
(3) Yêu cầu bị cáo trả lời những vấn đề trong cáo trạng hoặc thông báo.
(b) Từ chối có mặt tại phiên công bố truy tố.
Bị cáo không cần có mặt khi công bố truy tố nếu:
(1) Bị cáo bị buộc tội bằng cáo trạng hoặc thông báo về tội ít nghiêm trọng;
(2) Trong văn bản từ chối có chữ kí của cả bị cáo và luật sư bào chữa, bị cáo đã từ chối có mặt và khẳng định rằng bị cáo đã nhận bản sao cáo trạng hoặc thông báo và không thừa nhận có tội; và
(3) Toà án chấp nhận việc từ chối có mặt.
(c) phiên toà qua truyền hình.
Truyền hình từ xa có thể được sử dụng để công bố quyết định truy tố một bị cáo nếu bị cáo đó đồng ý.
Nguyên tắc 11. Thú nhận
(a) Tham gia thú nhận.
(1) Quy định chung.
Bị cáo có thể tuyên bố không có tội, có tội, hoặc (được sự đồng ý của toà án) mặc nhiên thừa nhận.
(2) Thú nhận có điều kiện.
Với sự đồng ý của toà án và chính phủ, bị cáo có thể tham gia vào việc nhận tội có điều kiện hoặc mặc nhiên thừa nhận, bảo lưu bằng văn bản về quyền được xét xử phúc thẩm đối với một quyết định có tính chất bất lợi về đơn yêu cầu cụ thể trước khi xét xử. Bị cáo giành thắng lợi trong kháng cáo sau đó có thể rút lại lời thú nhận.
(3) Mặc nhiên thừa nhận.
Trước khi chấp nhận việc mặc nhiên thừa nhận, toà án phải xem xét quan điểm của các bên và lợi ích chung trong việc thực hiện công lý có hiệu quả.
(4) Không tham gia thú nhận.
Nếu bị cáo từ chối tham gia thú nhận hoặc nếu một tổ chức của bị cáo không có mặt tại phiên toà, toà án phải thực hiện tố tụng theo hướng bị cáo không thừa nhận có tội.
(b) Xem xét và chấp nhận việc nhận tội hoặc mặc nhiên thừa nhận.
(1) Tư vấn và thẩm vấn bị cáo.
Trước khi toà án chấp nhận việc nhận tội hoặc mặc nhiên thừa nhận, bị cáo có thể tuyên thệ, và toà án phải giải quyết cho từng cá nhân bị cáo tại phiên toà công khai. Trong quá trình này, toà án phải thông báo cho bị cáo, và xác định rằng bị cáo đã hiểu, những vấn đề sau:
(A) Quyền của chính phủ, trong việc truy tố hành vi vi phạm tuyên thệ hoặc khai báo gian dối, để sử dụng chống lại bị cáo về bất kì tuyên bố nào bị cáo đưa ra sau khi tuyên thệ.
(B) Quyền không thừa nhận có tội, hoặc khi đã không thừa nhận, để tiếp tục khẳng định việc biện hộ đó.
(C) Quyền được xét xử bởi bồi thẩm đoàn;
(D) Quyền có luật sư đại diện – và nếu cần thiết toà án chỉ định luật sư – tại phiên xét xử và tại bất kì giai đoạn nào khác của tiến trình tố tụng;
(E) Quyền tại phiên toà được đối mặt và kiểm tra chéo nhân chứng đối, được bảo vệ khỏi việc bị buộc phải tự nhận tội, được biện minh và xuất trình chứng cứ, và buộc các nhân chứng phải có mặt.
(F) từ chối các quyền xét xử này nếu toà án chấp nhận việc thú tội hoặc mặc nhiên thừa nhận;
(G) Nội dung của từng cáo buộc đối với bị cáo;
(H) Bất kì hình phạt cao nhất có thể, bao gồm phạt tù, phạt tiền và án treo;
(I) Bất kì hình phạt tối thiểu bắt buộc nào;
(J) Bất kì việc tịch thu nào có thể áp dụng;
(K) Thẩm quyền của toà án để ra lệnh trả lại tài sản;
(L) Nghĩa vụ của toà án đưa ra một đánh giá đặc biệt;
(M) Trong việc tuyên án, nghĩa vụ của toà án áp dụng một mức trong hướng dẫn ra mức án và xem xét mức đó, mức khởi điểm có thể theo Hướng dẫn ra mức án, và những nhân tố khác tác động đến việc ra mức án theo quy định tại điều 3553(a) chương 18 Bộ luật Mỹ; và
(N) Những điều khoản của bất kì quy định nào về thoả thuận thú tội mà từ bỏ quyền kháng cáo hoặc hỗ trợ cho việc phản đối bản án.
(2) Đảm bảo rằng việc thú nhận là tự nguyện.
Trước khi chấp nhận một lời thú tội hoặc mặc nhiên thừa nhận, toà án phải giải quyết từng cá nhân bị cáo tại phiên toà công khai và xác định rằng việc thú nhận là tự nguyện và không phải là kết quả của việc dùng vũ lực, đe doạ hoặc hứa hẹn (ngoài những hứa hẹn trong một thoả thuận thú nhận).
(3) xác định căn cứ thực tế cho một lời thú tội.
Trước khi đưa ra phán quyết về việc thú tội, toà án phải xác định rằng có căn cứ thực tế cho việc thú nhận đó.
(c) Thủ tục thoả thuận thú nhận.
(1) Quy định chung.
Một luật sư cho chính phủ và luật sư của bị cáo, hoặc bị cáo khi tự bào chữa cho mình, có thể thảo luận và đạt được một thoả thuận thú tội. Toà án không được tham gia vào những cuộc thảo luận này. Nếu bị cáo thú tội hoặc mặc nhiên thừa nhận đối với cả tội phạm bị cáo buộc lẫn tội liên quan hoặc tội nhẹ hơn, thoả thuận thú tội có thể chỉ rõ rằng luật sư cho chính phủ sẽ:
(A) Không đưa ra, hoặc sẽ nộp đơn yêu cầu huỷ bỏ, các cáo buộc khác;
(B) Đề nghị, hoặc đồng ý không phản đối yêu cầu của bị cáo, rằng một hình phạt cụ thể hoặc khung hình phạt là phù hợp hoặc một quy định cụ thể của Hướng dẫn mức án, hoặc tuyên bố chính sách, hoặc nhân tố kết án được áp dụng hoặc không được áp dụng (một đề nghị hoặc yêu cầu như vậy không ràng buộc toà án); hoặc
(C) Đồng ý rằng một hình phạt cụ thể hoặc khung hình phạt là phù hợp với tính chất của vụ án, hoặc một quy định cụ thể của Hướng dẫn mức án, hoặc tuyên bố chính sách, hoặc nhân tố có ảnh hưởng đến việc ra mức án cần được áp dụng hoặc không được áp dụng (một đề nghị hoặc yêu cầu như vậy ràng buộc toà án khi toà án chấp nhận thoả thuận thú tội).
(2) công bố một thoả thuận thú tội.
Các bên phải công bố thoả thuận thú tội tại phiên toà công khai khi việc thú tội được đề nghị, trừ khì toà án vì lí do chính đáng cho phép các bên công bố thoả thuận thú tội trước máy thu hình.
(3) Xem xét tư pháp một thoả thuận thú tội.
(A) Khi phạm vi thoả thuận thú tội là loại được quy định cụ thể trong Nguyên tắc 11(c)(1)(A) hoặc (C), toà án có thể chấp nhận, bác bỏ thoả thuận, hoặc hoãn ra quyết định cho đến khi toà án xem xét lại biên bản trước khi kết án.
(B) Với phạm vi thoả thuận thú tội là loại được quy định cụ thể trong Nguyên tắc 11(c)(1)(B), toà án phải tư vấn cho bị cáo là bị cáo không có quyền rút lại lời thú tội nếu toà án không chấp nhận đề nghị hoặc yêu cầu của luật sư chính phủ.
(4) Chấp nhận một thoả thuận thú nhận.
Nếu chấp nhận thoả thuận thú tội, toà án phải thông báo cho bị cáo là trong phạm vi của thoả thuận thú tội là loại được quy định cụ thể trong Nguyên tắc 11(c)(1)(A) hoặc (C), sự sắp xếp đã thoả thuận sẽ được ghi trong phán quyết.
(5) Bác bỏ một thoả thuận thú tội.
Nếu toà án bác bỏ một thoả thuận thú tội có các quy định thuộc loại nêu trong Nguyên tắc 11(c)(1)(A) và (C), toà án phải tiến hành những việc sau đây trên hồ sơ và tại phiên toà công khai (hoặc vì lí do chính đáng, trước máy thu hình):
(A) Thông báo cho các bên biết là toà án bác bỏ thoả thuận thú tội;
(B) Tư vấn cho cá nhân bị cáo là toà án không bị buộc phải công nhận thoả thuận thú tội và cho bị cáo cơ hội để rút lại lời thú nhận; và
(C) Tư vấn cho cá nhân bị cáo là nếu không rút lại lời thú tội, toà án có thể giải quyết vụ án theo hướng ít có lợi cho bị cáo hơn là khi bản thoả thuận thú tội được đưa ra cân nhắc trong khi xét xử.
(d) Rút lại Lời thú tội hoặc mặc nhiên thừa nhận.
Bị cáo có thể rút lại lời thú tội hoặc mặc nhiên thừa nhận:
(1) trước khi toà án chấp nhận việc thú tội, vì bất kì lí do gì hoặc không vì lí do gì; hoặc
(2) sau khi toà án chấp nhận việc thú tội, nhưng trước khi kết án nếu:
(A) toà án bác bỏ một thoả thuận thú tội theo Nguyên tắc 11(c)(5); hoặc
(B) bị cáo có thể đưa ra một lí do công bằng và đúng đắn cho việc yêu cầu rút.
(e) Kết quả cuối cùng của việc thú tội hoặc mặc nhiên thừa nhận.
Sau khi toà tuyên án, bị cáo không thể rút lại lời thú tội hoặc mặc nhiên thừa nhận, và việc thú nhận có thể được đặt sang một bên chỉ sử dụng cho kháng cáo trực tiếp hoặc biện hộ thêm.
(f) Chấp nhận hay không chấp nhận một lời thú nhận, thảo luận việc thú nhận, và những tuyên bố có liên quan.
Việc chấp nhận hay không chấp nhận một lời thú nhận, thảo luận việc thú nhận, và bất kì tuyên bố có liên quan nào được điều chỉnh bởi Nguyên tắc Chứng cứ Liên bang 410.
(g) Ghi âm tiến trình tố tụng.
Trong tiến trình tố tụng mà bị cáo tiến hành việc thú nhận phải được ghi âm bởi phóng viên toà án hoặc bởi một thiết bị ghi âm phù hợp. Nếu có lời nhận tội hoặc mặc nhiên thừa nhận, việc ghi âm phải bao gồm cả những yêu cầu và tư vấn cho bị cáo theo Nguyên tắc 11(b) và (c).
(h) Lỗi vô hại.
Việc làm khác đi những yêu cầu của nguyên tắc này là lỗi vô hại nếu việc đó không ảnh hưởng đến những quyền cơ bản.
Nguyên tắc 12. Các văn bản biện hộ và đơn đề nghị trước khi xét xử.
(a) Các văn bản biện hộ.
Các văn bản biện hộ trong tố tụng hình sự là bản cáo trạng, thông báo, và bản thú nhận vô tội, có tội, và mặc nhiên thừa nhận.
(b) Các đơn đề nghị trước khi xét xử.
(1) Quy định chung.
Nguyên tắc 47 áp dụng đối với một đơn trước khi xét xử.
(2) Những đơn có thể được đưa ra trước khi xét xử.
Một bên có thể đưa ra bất kì lời bào chữa, phản đối, hoặc yêu cầu nào bằng việc nộp đơn trước khi xét xử là toà án có thể quyết định mà không phải xét xử một vấn đề chung.
(3) Những đơn phải được đưa ra trước khi xét xử.
Những vấn đề sau phải được nêu ra trước khi xét xử:
(A)  đơn tố cáo một lỗi trong việc quyết định truy tố;
(B) đơn tố cáo một lỗi trong bản cáo trạng hoặc thông báo – nhưng tại bất kì thời điểm nào trong khi vụ án đang bị tạm hoãn, toà án có thể xem xét một khiếu nại là cáo trạng hoặc thông báo không nêu được thẩm quyền xét xử của toà án hoặc không ghi rõ tội danh;
(C) Đơn yêu cầu bỏ qua chứng cứ;
(D) Đơn theo Nguyên tắc 14 nhằm phục vụ cho các cáo buộc hoặc cho các bị cáo; và
(E) Đơn theo Nguyên tắc 16 cho việc điều tra khám phá.
(4) Thông báo về ý định của chính phủ sử dụng chứng cứ.
(A) Quyền tuỳ nghi của chính phủ.
Tại thời điểm quyết định việc truy tố hoặc sau đó ngay khi có thể, chính phủ có thể thông báo cho bị cáo biết trước khi xét xử về ý định sử dụng một chứng cứ cụ thể tại phiên toà xét xử để tạo điều kiện cho bị cáo có cơ hội tranh luận lại theo Nguyên tắc 12(b)(3)(C).
(B) Theo yêu cầu của bị cáo.
Tại thời điểm quyết định việc truy tố hoặc sau đó ngay khi có thể, để có cơ hội yêu cầu bỏ qua chứng cứ theo Nguyên tắc 12(b)(3)(C), bị cáo có thể yêu cầu thông báo ý định của chính phủ về sử dụng bất kỳ chứng cứ nào (khi chứng cứ là quan trọng nhất ở giai đoạn xét xử) mà bị cáo được quyền để khám phá theo Nguyên tắc 16.
(c) Thời hạn chót cho việc nộp đơn.
Tại thời điểm quyết định việc truy tố hoặc sau đó ngay khi có thể, Toà án có thể đặt ra thời hạn chót cho các bên nộp đơn trước khi xét xử và cũng có thể lên lịch trình cho việc xem xét đơn.
(d) Quyết định giải quyết đơn.
Toà án phải quyết định tất cả đơn trước khi xét xử trước khi mở phiên toà xét xử trừ khi có lí do chính đáng để hoãn việc ra quyết định. Toà án không được hoãn phán quyết về một đơn trước khi xét xử nếu việc trì hoãn này sẽ có ảnh hưởng bất lợi cho quyền kháng cáo của một bên. Khi có các vấn đề thực tế liên quan đến việc quyết định về một đơn, toà án phải tuyên bố những phát hiện quan trọng trong hồ sơ.
(e) Từ chối việc bào chữa, phản đối, hoặc yêu cầu.
Một bên được từ chối bất kì việc bào chữa, phản đối, hoặc đề nghị nào theo Nguyên tắc 12(b)(3) mà không được nêu thời hạn chót do toà án đặt ra theo Nguyên tắc 12(c) hoặc trong bất kì việc gia hạn nào do toà án quyết định. Toà án thực hiện quyền của mình về việc này khi có căn cứ.
(f) Ghi âm tiến trình tố tụng.
Toàn bộ tiến trình tố tụng tại phiên toà xem xét đơn, bao gồm bất kì phát hiện nào về sự thật của vụ án và kết luận pháp lý được toà án thực hiện bằng lời nói, phải được ghi âm bởi một phóng viên toà án hoặc một thiết bị ghi âm phù hợp.
(g) Tình trạng được tha hoặc tiếp tục bị giam giữ của bị cáo.
Nếu chấp nhận một đơn yêu cầu từ chối với lý do có lỗi trong khi tiến hành truy tố, trong bản cáo trạng, hoặc trong thông báo, toà án có thể ra lệnh thả hoặc giam bị cáo theo chương 18 Bộ luật Mỹ điều 3142 trong một khoảng thời gian nhất định cho đến khi có một bản cáo trạng hoặc thông báo mới được gửi đến toà án. Nguyên tắc này không ảnh hưởng đến bất kì giới hạn thời gian nào theo luật liên bang.
(h) Đưa ra tuyên bố tại phiên toà xem xét việc bỏ qua chứng cứ.
Nguyên tắc 26.2 được áp dụng tại phiên toà xem xét việc bỏ qua chứng cứ theo Nguyên tắc 12(b)(3)(C). Tại phiên xem xét việc bỏ qua chứng cứ, nhân viên thừa hành pháp luật được coi là nhân chứng của chính phủ.
Nguyên tắc 12.1. Thông báo về bào chữa ngoại phạm
(a) Yêu cầu của chính phủ về thông báo và trả lời của bị cáo.
(1) Yêu cầu của chính phủ.
Luật sư cho chính phủ có thể ra văn bản yêu cầu bị cáo thông báo cho mình về bất kì bằng chứng ngoại phạm nào được chuẩn bị để bào chữa. Yêu cầu này phải tuyên bố thời gian, ngày tháng, và địa điểm của tội phạm bị cáo buộc.
(2) Trả lời của Bị cáo.
Trong vòng 10 ngày sau khi yêu cầu, hoặc vào thời điểm khác do toà án ấn định, bị cáo phải gửi thông báo bằng văn bản cho luật sư của chính phủ về bất kì bằng chứng ngoại phạm nào sẽ được sử dụng để bào chữa. Thông báo của bị cáo phải tuyên bố:
(A) từng địa điểm cụ thể nơi bị cáo cho là đã có mặt tại thời điểm xảy ra tội phạm bị cáo buộc; và
(B) Tên, địa chỉ, và số điện thoại của từng nhân chứng ngoại phạm mà bị cáo dự định đưa ra.
(b) Công bố các nhân chứng của chính phủ.
(1) Công bố.
Nếu bị cáo gửi thông báo theo Nguyên tắc 12.1(a)(2), luật sư cho chính phủ phải công bố bằng văn bản cho bị cáo hoặc luật sư của bị cáo:
(A) tên, địa chỉ, và số điện thoại của từng nhân chứng mà chính phủ dự định dựa vào để chứng minh sự có mặt của bị cáo tại hiện trường của tội phạm bị truy tố; và
(B) từng nhân chứng đối nghịch của chính phủ đối với bào chữa ngoại phạm của bị cáo.
(2) Thời điểm Công bố.
Trừ khi toà án có quyết định khác, luật sư cho chính phủ phải công bố theo Nguyên tắc 12.1(b)(1) trong vòng 10 ngày sau khi bị cáo gửi thông báo về việc bào chữa ngoại phạm theo Nguyên tắc 12.1(a)(2), nhưng không muộn hơn 10 ngày trước khi xét xử.
(c) Trách nhiệm tiếp tục phải công khai nhân chứng.
Cả luật sư cho chính phủ và bị cáo phải thông báo ngay lập tức bằng văn bản cho bên kia tên, địa chỉ, và số điện thoại của mỗi nhân chứng phụ thêm nếu:
(1) Bên thông báo biết về nhân chứng trước hoặc trong khi xét xử; và
(2) Nhân chứng phải được công bố theo Nguyên tắc 12.1(a) hoặc (b) nếu bên thông báo đã biết về nhân chứng trước đó.
(d) Ngoại lệ.
Khi có căn cứ, toà án có thể cho phép một ngoại lệ đối với bất kì yêu cầu nào theo Nguyên tắc 12.1(a)(2)(c).
(e) Không tuân thủ nguyên tắc thông báo nhân chứng.
Nếu một bên không tuân thủ nguyên tắc này, toà án có thể loại trừ lời khai của bất kì nhân chứng chưa được công bố nào liên quan đến sự ngoại phạm của bị cáo. Nguyên tắc này không giới hạn quyền khai báo của bị cáo.
(f) Không chấp nhận việc rút lại dự định bào chữa ngoại phạm.
Chứng cứ của dự định dựa vào một bào chữa ngoại phạm, sau đó bị rút lại, hoặc một tuyên bố được đưa ra liên quan đến dự định này, sẽ không được chấp nhận để chống lại người đưa ra thông báo về dự định đó trong cả tố tụng hình sự và dân sự.
Nguyên tắc 12.2. Thông báo về bào chữa với lý do mắc bệnh tâm thần; Kiểm tra tình trạng tâm thần của bị cáo.
(a) Thông báo về bào chữa với lý do mắc bệnh tâm thần.
Bị cáo mà có ý định củng cố việc bào chữa bằng lý do mắc bệnh tâm thần tại thời điểm xảy ra tội phạm phải thông báo điều này bằng văn bản cho luật sư của chính phủ trong thời hạn quy định cho việc nộp đơn trước khi xét xử, hoặc tại thời điểm muộn hơn do toà án ấn định, và nộp bản sao thông báo cho thư kí toà. Bị cáo không tuân thủ qui định này thì sẽ không thể sử dụng lý do mắc bệnh tâm thần để bào chữa. Khi có căn cứ, Toà án có thể cho phép bị cáo nộp thông báo muộn, gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử, hoặc ra các quyết định phù hợp khác.
(b) Thông báo chứng cứ giám định tâm thần.
Nếu bị cáo có ý định xuất trình chứng cứ giám định liên quan đến bệnh tâm thần hoặc khuyết tật hoặc bất kì điều kiện tâm thần nào khác của bị cáo liên quan đến cả (1) vấn đề có tội hoặc (2) vấn đề quyết định hình phạt trong một tội phạm có hình phạt cao nhất là tử hình, bị cáo phải thông báo, trong thời hạn quy định cho việc nộp đơn trước khi xét xử hoặc vào thời điểm muộn hơn do toà án xác định, cho luật sư chính phủ bằng văn bản về việc này và nộp một bản sao thông báo cho thư ký toà án. Khi có căn cứ, Toà án có thể cho phép bị cáo nộp thông báo muộn, gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử, hoặc ra các quyết định phù hợp khác.
(c) giám định tâm thần.
(1) Thẩm quyền ra quyết định giám định; Thủ tục.
(A) Toà án có thể yêu cầu giám định tình trạng tâm thần của bị cáo theo điều 4241chương 18 Bộ luật Mỹ.
(B) Nếu bị cáo nộp thông báo theo Nguyên tắc 12.2(a), trên cơ sở đề nghị của chính phủ, toà án phải ra quyết định giám định tâm thần cho bị cáo theo qui định tại chương 18 Bộ luật Mỹ điều 4242. Nếu bị cáo nộp thông báo theo Nguyên tắc 12.2(b), trên cơ sở đề nghị của chính phủ, toà án có thể ra quyết định giám định tâm thần cho bị cáo theo thủ tục do toà án ấn định.
(2) Công bố kết luận và báo cáo về giám định tâm thần của bị cáo.
Những kết luận và báo cáo của bất kì cuộc giám định nào được tiến hành chỉ theo Nguyên tắc 12.2(c)(1) sau khi có thông báo theo Nguyên tắc 12.2(b)(2) phải được niêm phong và không được tiết lộ cho bất kì luật sư chính phủ nào hoặc bị cáo trừ khi bị cáo bị kết luận có tội về một hoặc nhiều tội phạm có mức án tử hình và bị cáo xác nhận ý định cung cấp bằng chứng giám định về tình trạng tâm thần trong quá trình kết án.
(3) Thông báo kết luận và báo cáo giám định tâm thần của bị cáo.
Sau khi thông báo theo Nguyên tắc 12.2(c)(2) về kết luận và báo cáo giám định của chính phủ, bị cáo phải thông báo cho chính phủ những kết luận và báo cáo của bất kỳ cuộc giám định nào về tình trạng tâm thần do bị cáo tự mời giám định về vấn đề mà bị cáo có ý định đưa ra làm chứng cứ.
(4) Không chấp nhận tuyên bố của bị cáo.
Không tuyên bố nào của bị cáo đưa ra trong quá trình giám định tiến hành theo nguyên tắc này (cho dù có hay không có sự chấp nhận của bị cáo), không có lời khai nào của chuyên gia dựa trên tuyên bố, và không kết quả nào khác của tuyên bố đó được chấp nhận là chứng cứ chống lại bị cáo trong bất kỳ giai đoạn tố tụng hình sự nào trừ một vấn đề liên quan đến tình trạng tâm thần mà dựa vào đó bị cáo:
(A) Đưa ra chứng cứ về việc không đủ thẩm quyền hoặc chứng cứ yêu cầu thông báo theo Nguyên tắc 12.2(a) hoặc (b)(1), hoặc
(B) Đưa ra chứng cứ giám định trong quá trình kết án tử hình yêu cầu thông báo theo Nguyên tắc 12.2(b)(2).
(d) Không tuân thủ.
(1) Không đưa ra thông báo hoặc chấp nhận việc giám định.
Toà án có thể loại trừ bất kì chứng cứ giám định nào của bị cáo về vấn đề bệnh tâm thần, nhược điểm về tâm thần hoặc bất kì tình trạng nhận thức nào khác của bị cáo liên quan đến việc có tội của bị cáo hoặc vấn đề quyết định hình phạt trong vụ án có hình phạt tử hình nếu bị cáo không:
(A) Đưa ra thông báo theo Nguyên tắc 12.2(b); hoặc
(B) Chấp nhận việc giám định khi được ra lệnh theo Nguyên tắc 12.2(c).
(2) Không chấp nhận thông báo kết quả giám định.
Toà án có thể loại trừ bất kì chứng cứ giám định nào mà bị cáo không tuân thủ yêu cầu thông báo kết quả giám định của Nguyên tắc 12.2(c)(3).
(e) Không chấp nhận việc rút lại dự định bào chữa này.
Chứng cứ của một dự định bào chữa bằng lý do mắc bệnh tâm thần mà đã có thông báo theo Nguyên tắc 12.2(a) hoặc (b), sau đó bị rút lại, sẽ không được chấp nhận để chống lại người đã đưa ra thông báo về dự định đó trong cả tố tụng dân sự và hình sự.
Nguyên tắc 12.3. Thông báo bào chữa với lý do thực hiện hành vi bị buộc tội trong khi đang thi hành công vụ.
(a) Thông báo về việc bào chữa và đưa ra nhân chứng.
(1) Thông báo chung.
Nếu bị cáo có dự định bào chữa về việc đang thực thi công vụ thay mặt cho một cơ quan bảo vệ pháp luật hoặc cơ quan tình báo liên bang tại thời điểm xảy ra tội phạm bị truy tố, bị cáo phải thông báo điều này bằng văn bản cho luật sư của chính phủ và nộp bản sao thông báo cho thư kí toà án trong thời gian quy định cho việc nộp đơn trước khi xét xử, hoặc vào thời điểm muộn hơn do toà án ấn định. Thông báo nộp cho thư kí toà án phải được niêm phong nếu thông báo này xác định cơ quan tình báo liên bang yêu cầu thực hiện công vụ đó.
(2) Nội dung thông báo.
Thông báo phải bao gồm những thông tin sau:
(A) Tên cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan tình báo liên bang có liên quan;
(B) Thông tin về nhân viên của cơ quan này, người mà bị cáo được nhân danh để thực thi nhiệm vụ; và
(C) Khoảng thời gian bị cáo cho rằng đã hành động theo công vụ.
(3) Trả lời thông báo.
Luật sư của chính phủ phải đưa ra văn bản trả lời bị cáo hoặc luật sư của bị cáo trong vòng 10 ngày sau khi nhận được thông báo của bị cáo, nhưng không muộn hơn 20 ngày trước khi xét xử. Văn bản trả lời này phải ghi rõ là chấp nhận hoặc từ chối lý do công vụ do bị cáo đưa ra trong thông báo của bị cáo.
(4) Đưa ra nhân chứng.
(A) Yêu cầu của chính phủ.
Luật sư chính phủ có thể bằng văn bản yêu cầu bị cáo thông báo tên, địa chỉ, và số điện thoại của từng nhân chứng mà bị cáo có ý định sử dụng để bào chữa cho lý do công vụ của mình. Luật sư chính phủ có thể đưa ra yêu cầu khi chính phủ trả lời thông báo của bị cáo theo Nguyên tắc 12.3(a)(3), hoặc sau đó, nhưng phải đưa ra yêu cầu không muộn hơn 20 ngày trước khi xét xử.
(B) Trả lời của bị cáo.
Trong vòng 7 ngày sau khi nhận được yêu cầu của chính phủ, bị cáo phải thông báo bằng văn bản tên, địa chỉ và số điện thoại của từng nhân chứng cho luật sư chính phủ.
(C) Trả lời của chính phủ.
Trong vòng 7 ngày sau khi nhận được thông báo của bị cáo, luật sư của chính phủ phải đưa cho bị cáo hoặc luật sư của bị cáo thông báo bằng văn bản về tên, địa chỉ và số điện thoại của từng nhân chứng mà chính phủ có ý định sử dụng để chống lại bào chữa với lý do đang thi hành công vụ của bị cáo.
(5) Thời gian phụ thêm.
Khi có căn cứ, toà án có thể cho phép một bên có thêm thời gian để tuân thủ nguyên tắc này.
(b) Trách nhiệm tiếp tục thông báo nhân chứng.
Cả luật sư của chính phủ và bị cáo phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia tên, địa chỉ và số điện thoại của nhân chứng được đưa thêm nếu:
(1) Nếu bên thông báo biết về nhân chứng trước hoặc trong khi xét xử; và
(2) Nhân chứng lẽ ra đã phải được thông báo theo Nguyên tắc 12.3(a)(4) nếu bên thông báo đã biết về nhân chứng trước đó.
(c) Trường hợp không tuân theo nguyên tắc.
Nếu một bên không tuân thủ nguyên tắc này, toà án có thể loại trừ lời khai của bất kì nhân chứng nào mà không được thông báo có liên quan đến việc bào chữa bằng lý do đang thi hành công vụ. Nguyên tắc này không hạn chế quyền biện hộ của bị cáo.
(d) Thủ tục bảo vệ không bị ảnh hưởng.
Nguyên tắc này không hạn chế thẩm quyền của toà án ban hành các quyết định có tính chất bảo vệ một cách phù hợp hoặc ra lệnh niêm phong bất kỳ tài liệu nào.
(e) Không chấp nhận việc rút lại dự định này.
Chứng cứ của một dự định bào chữa bằng lý do đang thực hiện công vụ mà đã có thông báo theo Nguyên tắc 12.3(a), sau đó bị rút lại, sẽ không được chấp nhận để chống lại người đã đưa ra thông báo về dự định đó trong cả tố tụng dân sự và hình sự.
Nguyên tắc 12.4. Công bố thông tin.
(a) Người có nghĩa vụ nộp.
(1) Bên doanh nghiệp phi chính phủ.
Bất kì bên doanh nghiệp phi chính phủ nào tham gia tố tụng tại toà án quận phải nộp một báo cáo xác định bất kỳ công ty mẹ nào và bất kỳ công ty có cổ phần bán ra bên ngoài từ 10% trở lên hoặc tuyên bố là không có công ty nào như vậy.
(2) Nạn nhân là tổ chức.
Nếu tổ chức là nạn nhân của một hành vi phạm tội, chính phủ phải nộp một báo cáo xác định nạn nhân. Nếu nạn nhân này là một công ty, bản báo cáo này cũng phải đưa ra thông tin được yêu cầu theo Nguyên tắc 12.4(a)(1) trong phạm vi được phép với sự xem xét cẩn trọng và hợp lí.
(b) Thời gian nộp hồ sơ; Bổ sung hồ sơ.
Một bên phải:
(1) Nộp thông báo theo Nguyên tắc 12.4(a) sau khi bị cáo trình diện ban đầu; và
(2) Nộp ngay một thông báo bổ sung sau khi có thay đổi  bất kỳ thông tin nào mà bản thông báo yêu cầu.
Nguyên tắc 13. Đồng xét xử các vụ án riêng biệt.
Toà án có thể ra quyết định là các vụ án riêng biệt được xét xử cùng nhau như thể được đưa vào cùng một cáo trạng hoặc thông báo nếu toàn bộ tội danh và bị cáo có thể được nhập vào một bản cáo trạng hoặc thông báo.
Nguyên tắc 14. Giải quyết việc nhập không có lợi.
(a) cách giải quyết.
Nếu việc nhập các tội danh và bị cáo trong một cáo trạng, thông báo hoặc một văn bản nhập vụ án để xét xử có vẻ có hại cho bị cáo hoặc chính phủ, toà án có thể ra quyết định tách việc xét xử theo tội danh, theo bị cáo, hoặc đưa ra bất kỳ cách giải quyết nào khác theo yêu cầu của công lý.
(b) Các tuyên bố của bị cáo.
Trước khi phán quyết về một đơn đề nghị tách của bị cáo, toà án có thể yêu cầu luật sư của chính phủ chuyển cho toà án dưới sự giám sát của máy ghi hình bất kì tuyên bố nào của bị cáo mà chính phủ có ý định sử dụng làm chứng cứ.
Nguyên tắc 15. Văn bản khai báo.
(a) thời điểm thu thập.
(1) Quy định chung.
Một bên có thể yêu cầu là một nhân chứng quan trọng được lấy lời khai nhằm duy trì lời khai cho việc xét xử. Toà án có thể cho phép yêu cầu vì những tình huống ngoại lệ và vì lợi ích của công lý. Nếu ra lệnh thu thập chứng cứ văn bản, toà án cũng có thể yêu cầu người khai báo xuất trình tại thời điểm khai báo bất kì tài liệu cụ thể không có đặc quyền nào, bao gồm sách, giấy tờ, tài liệu, hồ sơ, băng ghi âm hoặc dữ liệu.
(2) Nhân chứng quan trọng bị giam giữ.
Nhân chứng bị giam giữ theo quy định tại chương 18 Bộ luật Mỹ điều 3144 có thể yêu cầu được khai báo bằng cách nộp đơn và bản thông báo cho các bên. Tiếp theo toà án có thể ra quyết định ghi lời khai và có thể huỷ bỏ giam giữ đối với nhân chứng sau khi nhân chứng kí tên có tuyên thệ vào bản ghi lời khai.
(b) Thông báo.
(1) Quy định chung.
Một bên yêu cầu việc lấy lời khai nhân chứng bằng văn bản phải đưa cho tất cả các bên khác bản thông báo về thời gian và địa điểm khai báo một cách có hợp lý. Thông báo phải ghi rõ tên và địa chỉ của từng người khai báo. Nếu một bên nhận thông báo có yêu cầu và thấy có căn cứ, toà án có thể thay đổi thời gian hoặc địa điểm khai báo.
(2) Đối với nhân viên trại giam.
Một bên yêu cầu việc lấy lời khai nhân chứng bằng văn bản cũng phải thông báo cho nhân viên quản lý việc giam giữ bị cáo về thời gian và địa điểm ghi lời khai theo kế hoạch.
(c) Sự hiện diện của bị cáo.
(1) Bị cáo trong trại giam.
Nhân viên quản lý việc giam giữ bị cáo phải cho phép bị cáo có mặt tại nơi khai báo và trông giữ bị cáo với sự hiện diện của nhân chứng trong quá trình ghi lời khai, trừ khi bị cáo:
(A) khước từ bằng văn bản quyền có mặt tại nơi lấy lời khai; hoặc
(B) Tiếp tục hành động gây rối để được loại trừ sau khi được toà án cảnh báo là hành động gây rối sẽ dẫn đến việc bị cáo bị loại trừ khỏi việc ghi lời khai.
(2) Bị cáo không ở trong trại giam.
Bị cáo không ở trong trại giam có quyền có mặt theo yêu cầu khai báo, tuân thủ bất kì điều kiện nào do toà án quy định. Nếu chính phủ đài thọ mọi chi phí của bị cáo theo quy định tại Nguyên tắc 15(d) nhưng bị cáo vẫn không có mặt, là bị cáo đã từ bỏ mà không có lý do chính đáng cả quyền có mặt cũng như bất kì việc phản đối nào trong việc thu thập và sử dụng văn bản khai báo này dựa trên quyền đó.
(d) Chi phí.
Nếu chính phủ yêu cầu văn bản khai báo, toà án có thể yêu cầu chính phủ trả tiền, hoặc nếu bị cáo không thể chi trả các chi phí cho việc lấy lời khai, toà án phải yêu cầu cho chính phủ trả những khoản sau:
(1) Bất kì việc đi lại hợp lí và các chi phí cơ bản của bị cáo và luật sư của bị cáo để tham dự việc khai báo; và
(2) Các chi phí cho việc ghi lời khai.
(e) Cách thức thu thập.
Trừ khi những nguyên tắc này hoặc toà án có quy định khác,việc khai báo phải được tiến hành và nộp theo cách thức tương tự như việc ghi lời khai trong vụ việc dân sự, trừ khi:
(1) Bị cáo có thể không bị ghi lời khai khi không đồng ý khai báo.
(2) Phạm vi và cách thức của việc lấy lời khai và kiểm tra chéo phải giống với thủ tục được cho phép trong khi xét xử.
(3) Chính phủ phải cung cấp cho bị cáo hoặc luật sư của bị cáo bất kì tuyên bố nào của người khai báo do chính phủ đưa ra mà bị cáo được quyền tiếp cận trong khi xét xử để sử dụng khi lấy lời khai.
(f) Sử dụng làm chứng cứ.
Một bên có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần văn bản khai báo được quy định trong các Nguyên tắc Liên bang về Chứng cứ.
(g) Phản đối.
Một bên phản đối lời khai hoặc chứng cứ trong văn bản khai báo phải tuyên bố căn cứ cho việc phản đối trong khi lấy lời khai.
(h) Lấy lời khai bằng thoả thuận được phép.
Các bên có thể lấy và sử dụng văn bản khai báo bằng thoả thuận với sự đồng ý của toà án.
Nguyên tắc 16. Điều tra và thẩm tra.
(a) Thông báo của chính phủ.
(1) Thông tin phải thông báo.
(A) lời khai miệng của bị cáo.
Sau khi bị cáo có yêu cầu, chính phủ phải thông báo cho bị cáo bất kỳ nội dung lời khai nào của bị cáo trả lời miệng trong khi thẩm vấn do một người mà bị cáo biết là nhân viên chính phủ tiến hành, trước hoặc sau khi bắt, nếu chính phủ có ý định sử dụng lời khai đó tại phiên toà xét xử.
(B) Lời khai được ghi âm hoặc ghi thành văn bản của bị cáo.
Sau khi bị cáo có yêu cầu, chính phủ phải thông báo cho bị cáo và sẵn sàng cung cấp cho việc thẩm tra, sao chép, hoặc chụp hình, toàn bộ những tài liệu sau:
(i) Bất kì lời khai nào được ghi âm hoặc ghi thành văn bản của bị cáo nếu:
* lời khai đó nằm trong sự sở hữu, quản lý hoặc kiểm soát của chính phủ; và
* luật sư của chính phủ biết – hoặc bằng sự lưu tâm thích đáng có thể biết – về sự tồn tại của lời khai đó;
(ii) Một phần của bất kì hồ sơ văn bản nào chứa đựng nội dung của bất kỳ lời khai miệng nào của bị cáo được đưa ra trước hoặc sau khi bắt trong khi trả lời thẩm vấn của người  mà bị cáo biết là nhân viên của chính phủ; và
(iii) Lời khai được ghi âm của bị cáo trước một bồi thẩm đoàn mở rộng liên quan đến tội phạm bị cáo buộc.
(C) Bị cáo là tổ chức.
Trên cơ sở yêu cầu của bị cáo là một tổ chức, chính phủ phải thông báo cho bị cáo bất kì lời khai nào được mô tả trong Nguyên tắc 16(a)(1)(A) và (B) nếu chính phủ đồng ý rằng người đưa ra lời khai:
(i) có năng lực pháp lí để ràng buộc bị cáo về chủ đề của lời khai vì vị trí của người đó là người quản lý, viên chức, người làm công hoặc đại diện của bị cáo; hoặc
(ii) liên quan với tư cách cá nhân vào hành vi bị cho là cấu thành tội phạm và có năng lực pháp lý ràng buộc bị cáo về hành vi đó vì vị trí của người này là người quản lý, viên chức, người làm công hoặc đại diện của bị cáo.
(D) Hồ sơ trước đây của bị cáo.
Sau khi bị cáo có yêu cầu, chính phủ phải cung cấp cho bị cáo bản sao hồ sơ hình sự trước đây của bị cáo mà trong phạm vi sở hữu, quản lý hoặc kiểm soát của chính phủ nếu luật sư của chính phủ biết – hoặc bằng sự lưu tâm thích đáng có thể biết – về sự tồn tại của hồ sơ đó.
(E) Đồ vật và tài liệu.
Sau khi bị cáo có yêu cầu, chính phủ phải cho phép bị cáo thẩm tra và sao chép hoặc chụp ảnh sách, giấy tờ, tài liệu, dữ liệu, ảnh, đồ vật hữu hình, nhà cửa hoặc địa điểm, hoặc bản sao hoặc từng phần của những đồ vật này, nếu đồ vật đó nằm trong sự sở hữu, quản lý hoặc sở hữu của chính phủ và:
(i) Đồ vật là tài liệu chuẩn bị cho việc bào chữa;
(ii) Chính phủ có ý định sử dụng đồ vật đó làm chứng cứ chính trong xét xử; hoặc
(iii) Đồ vật đó của bị cáo hoặc do bị cáo giao nộp.
(F) Báo cáo về giám định và kiểm tra.
Sau khi bị cáo có yêu cầu, chính phủ phải cho phép bị cáo thẩm tra và sao chép hoặc chụp ảnh các kết quả hoặc báo cáo về bất kì cuộc giám định thể chất hoặc tâm thần nào và của bất kì thí nghiệm hoặc thực nghiệm khoa học nào nếu:
(i) Đồ vật nằm trong sự sở hữu, quản lý hoặc kiểm soát của chính phủ;
(ii) Luật sư của chính phủ biết – hoặc bằng sự lưu tâm thích đáng có thể biết – về sự tồn tại của đồ vật đó; và
(iii) Đồ vật là tài liệu chuẩn bị cho việc bào chữa hoặc chính phủ có ý định sử dụng đồ vật đó làm chứng cứ chính trong xét xử.
(G) Nhân chứng giám định.
Theo yêu cầu của bị cáo, chính phủ phải đưa cho bị cáo bản tổng hợp về bất kì lời khai nào mà chính phủ có ý định sử dụng theo Nguyên tắc 702, 703, hoặc 705 của Các nguyên tắc Liên bang về Chứng cứ trong quá trình xem xét chứng cứ quan trọng tại phiên toà. Nếu chính phủ yêu cầu điều tra theo qui định tại phần (b)(1)(C)(ii) và bị cáo tuân thủ, chính phủ phải đưa cho bị cáo theo yêu cầu bản tổng hợp bằng chứng mà chính phủ có ý định sử dụng theo các nguyên tắc 702, 703 hoặc 705 của Nguyên tắc liên bang về Bằng chứng như chứng cứ trong giai đoạn xét xử về vấn đề điều kiện tâm thần của bị cáo. Bản tổng hợp được cung cấp theo tiểu mục này phải ghi rõ các quan điểm của nhân chứng, căn cứ và lí do cho những quan điểm này, và các điều kiện trình độ của bị cáo.
(2) Thông tin không được công bố.
Trừ khi Nguyên tắc 16(a)(1) có quy định khác, nguyên tắc này không cho phép điều tra hoặc thẩm tra các báo cáo, biên bản ghi nhớ hoặc các tài liệu nội bộ của chính phủ do luật sư của chính phủ hoặc đại diện khác của chính phủ liên quan đến việc điều tra hoặc truy tố vụ án thực hiện. Nguyên tắc này cũng không cho phép điều tra hoặc thẩm tra các lời khai của các nhân chứng quan trọng của chính phủ trừ khi được quy định trong điều 3500 chương 18 Bộ luật Mỹ.
(3) Văn bản ghi nội dung làm việc của bồi thẩm đoàn mở rộng.
Nguyên tắc này không áp dụng đối với việc điều tra hoặc thẩm tra một giai đoạn tố tụng được ghi âm của bồi thẩm đoàn mở rộng, trừ khi được quy định trong Nguyên tắc 6, 12(h), 16(a)(1) và 26.2.
(b) Thông báo của bị cáo.
(1) Thông tin phải công bố.
(A) Tài liệu và đồ vật.
Nếu bị cáo yêu cầu công bố thông tin theo Nguyên tắc 16(a)(1)(E) và chính phủ chấp nhận, sau đó bị cáo phải đồng ý cho chính phủ thẩm tra và sao chép hoặc chụp ảnh theo yêu cầu đối với sách, giấy tờ, dữ liệu, ảnh, đồ vật hữu hình, nhà cửa hoặc địa điểm, hoặc các bản sao hoặc từng phần của những đồ vật này nếu:
(i) Đồ vật đó nằm trong sự sở hữu, quản lý hoặc kiểm soát của bị cáo; và
(ii) Bị cáo có ý định sử dụng đồ vật đó làm chứng cứ chính của bị cáo trong khi xét xử.
(B) Báo cáo về giám định và kiểm tra.
Nếu bị cáo yêu cầu công bố thông tin theo Nguyên tắc 16(a)(1)(F) và chính phủ chấp nhận, bị cáo phải đồng ý cho chính phủ thẩm tra và sao chép hoặc chụp ảnh theo yêu cầu đối với các kết quả hoặc báo cáo về bất kì cuộc giám định thể chất hoặc tâm thần nào và về bất kì thí nghiệm khoa học hoặc thực nghiệm nào nếu:
(i) Đồ vật đó nằm trong sự sở hữu, quản lý hoặc kiểm soát của bị cáo; và
(ii) Bị cáo có ý định sử dụng đồ vật đó làm chứng cứ chính của bị cáo tại phiên toà, hoặc có ý định triệu tập nhân chứng mà đã có bản báo cáo và bản báo cáo liên quan đến lời khai của nhân chứng.
(C) Nhân chứng chuyên gia.
Theo yêu cầu của chính phủ, bị cáo phải gửi cho chính phủ một bản tổng hợp về bất kì lời khai nào bị cáo có ý định sử dụng theo Nguyên tắc 702, 703 hoặc 705 của Nguyên tắc Liên bang về Chứng cứ làm chứng cứ tại phiên toà xét xử, nếu –
(i) Bị cáo yêu cầu công bố thông tin theo tiểu mục (a)(1)(G) và chính phủ chấp nhận; hoặc
(ii) Bị cáo đã đưa ra thông báo theo Nguyên tắc 12.2(b) về ý định xuất trình kết luận giám định về tình trạng tâm thần của bị cáo.
Bản tổng hợp này phải nêu rõ các quan điểm của nhân chứng, căn cứ và lí do cho  các quan điểm này, và khả năng trình độ của nhân chứng đó [.]
(2) Thông tin không được công bố.
Ngoại trừ các báo cáo y tế và khoa học, Nguyên tắc 16(b)(1) không cho phép điều tra hoặc thẩm tra:
(A) các báo cáo, biên bản ghi nhớ hoặc các văn bản khác của bị cáo hoặc luật sư hoặc người đại diện của bị cáo, trong quá trình điều tra vụ án hoặc bào chữa; hoặc
(B) lời khai về bị cáo, hoặc luật sư hoặc đại diện của bị cáo, mà người cung cấp lời khai đó là:
(i) Bị cáo;
(ii) Nhân chứng của bên bào chữa hoặc của chính phủ; hoặc
(iii) Một nhân chứng quan trọng của bên bào chữa hoặc của chính phủ.
(c) Trách nhiệm tiếp tục công bố thông tin.
Một bên mà phát hiện thêm chứng cứ hoặc tài liệu trước hoặc trong khi xét xử phải thông báo ngay cho bên kia và toà án nếu:
(1) Chứng cứ hoặc tài liệu phải được điều tra hoặc thẩm tra theo nguyên tắc này; và
(2) Bên kia đã có yêu cầu từ trước, hoặc toà án ra lệnh, về việc đưa ra chứng cứ đó.
(d) quy định về điều tra.
(1) các quyết định có tính chất bảo vệ và sửa đổi.
Khi có căn cứ, vào bất kì thời điểm nào, toà án có thể từ chối, hạn chế hoặc tạm hoãn việc điều tra hoặc thẩm tra, hoặc cho phép thực hiện biện pháp phù hợp khác. Toà án có thể cho phép một bên xuất trình lí do chính đáng bằng văn bản về việc toà án sẽ thẩm tra thay cho họ. Nếu cho phép thực hiện biện pháp khác, toà án phải giữ kín toàn bộ nội dung lời khai của bên đó bằng niêm phong.
(2) trường hợp không tuân thủ.
Nếu một bên tham gia tố tụng không tuân thủ nguyên tắc này, toà án có thể:
(A) Ra lệnh cho bên đó chấp nhận việc điều tra hoặc thẩm tra; chỉ rõ thời gian, địa điểm và phương thức điều tra; và quy định các thời hạn hợp lý và các điều kiện khác;
(B) Cho phép tiếp tục;
(C) Ngăn cấm bên đó xuất trình chứng cứ chưa được thông báo; hoặc
(D) Đưa ra bất kì quyết định công bằng nào khác tuỳ theo tình hình.
Nguyên tắc 17. Giấy triệu tập
(a) Nội dung.
Giấy triệu tập phải ghi rõ tên toà án và giai đoạn tố tụng, phải có đóng dấu của toà án, yêu cầu nhân chứng tham dự và khai báo theo thời gian và địa điểm mà lệnh triệu tập đã ghi. Thư kí toà án phải ban hành một lệnh triệu tập để trống -- đã được kí tên và đóng dấu – cho bên có yêu cầu, và bên đó phải điền đủ vào chỗ trống trước khi tống đạt.
(b) Bị cáo không có khả năng trả tiền.
Sau khi bị cáo nộp đơn, toà án phải yêu cầu ban hành giấy triệu tập đối với một nhân chứng cụ thể nếu bị cáo trình bày việc không có khả năng trả tiền cho các chi phí của nhân chứng và sự cần thiết về sự có mặt của nhân chứng đó cho việc bào chữa đầy đủ. Nếu toà án yêu cầu phát hành giấy triệu tập, chi phí cho việc triệu tập và phí nhân chứng sẽ được trả theo cách thức tương tự như quy định trả cho nhân chứng do chính phủ triệu tập.
(c) Xuất trình tài liệu và đồ vật.
(1) Quy định chung.
Nội dung của giấy triệu tập có thể yêu cầu nhân chứng xuất trình bất kì cuốn sách, giấy tờ, văn bản, dữ liệu hoặc đồ vật khác mà giấy triệu tập đã ghi rõ. Toà án có thể ra lệnh cho nhân chứng xuất trình những thứ đã nêu tại toà án trước khi xét xử hoặc trước khi được cung cấp làm chứng cứ. Toà án có thể cho phép các bên và luật sư của họ thẩm tra toàn bộ hoặc một phần của những tài liệu, đồ vật này.
(2) Huỷ bỏ hoặc sửa đổi giấy triệu tập.
Căn cứ vào đơn, toà án có thể huỷ bỏ hoặc sửa đổi giấy triệu tập nếu thấy bất hợp lý hoặc áp đặt cho việc thực hiện.
(d) Dịch vụ.
Cảnh sát trưởng, phó cảnh sát trưởng, hoặc bất kì ai không thuộc bên tham gia tố tụng nào mà đủ 18 tuổi có thể tống đạt giấy triệu tập. Người tống đạt phải giao một bản sao giấy triệu tập cho nhân chứng và phải đưa cho nhân chứng tiền phí cho một ngày tham dự khai báo và tiền lộ phí hợp pháp. Người tống đạt không cần đưa phí tham dự hoặc tiền lộ phí khi Chính quyền Mỹ, một nhân viên liên bang hoặc một cơ quan liên bang yêu cầu triệu tập.
(e) Nơi thực hiện.
(1) Tại nước Mỹ.
Giấy triệu tập yêu cầu một nhân chứng tham dự phiên họp hoặc phiên xét xử có thể được thực hiện tại bất kì nơi nào trên nước Mỹ.
(2) Tại nước ngoài.
Nếu nhân chứng đang ở nước ngoài, điều 1783 chương 28 Bộ luật Mỹ điều chỉnh việc tống đạt giấy triệu tập.
(f) Ban hành một giấy triệu tập để lấy lời khai.
(1) Ban hành giấy triệu tập.
Yêu cầu của toà án để lấy lời khai uỷ quyền cho thư kí toà án tại quận nơi tiến hành lấy lời khai được ban hành giấy triệu tập đối với bất kì nhân chứng nào có tên hoặc được miêu tả trong yêu cầu đó.
(2) Địa điểm.
Sau khi xem xét sự thuận tiện cho nhân chứng và các bên, toà án có thể ra lệnh – và nội dung giấy triệu tập có thể yêu cầu – nhân chứng trình diện tại bất kì nơi nào toà án lựa chọn.
(g) coi thường giấy triệu tập.
Toà án (trừ thẩm phán sơ thẩm) có thể cho rằng một nhân chứng đã coi thường giấy triệu tập của toà án liên bang được ban hành tại quận đó khi nhân chứng đó không thực hiện theo yêu cầu của giấy triệu tập mà không có lý do xác đáng. Một thẩm phán sơ thẩm có thể xác định một nhân chứng đã coi thường giấy triệu tập do thẩm phán đó ban hành theo quy định tại điều 636 (e) chương 28 Bộ luật Mỹ khi nhân chứng đó không tuân thủ giấy triệu tập mà không có lý do xác đáng.
(h) Thông tin không trong thẩm quyền của giấy triệu tập.
Không bên nào có thể yêu cầu ghi lời khai một nhân chứng hoặc một nhân chứng quan trọng theo nguyên tắc này. Nguyên tắc 26.2 điều chỉnh việc xuất trình lời khai nêu trên.
Nguyên tắc 17.1. Phiên họp trước khi xét xử.
Toà án có thể tự mình hoặc dựa vào đơn của một bên để tổ chức một hoặc nhiều phiên họp nhằm tạo điều kiện cho việc xét xử được khẩn trương và công bằng. Khi phiên họp kết thúc, toà án phải chuẩn bị và nộp bản ghi nhớ về toàn bộ các vấn đề được đồng ý tại phiên họp. Chính phủ không thể sử dụng bất kì lời khai nào của bị cáo hoặc luật sư của bị cáo đưa ra trong quá trình họp trừ khi lời khai đó được thể hiện bằng văn bản và được người khai kí tên.
Nguyên tắc 18. Địa điểm truy tố và xét xử.
Trừ khi một đạo luật hoặc những nguyên tắc này có quy định khác, chính phủ phải truy tố tội phạm tại quận nơi xảy ra hành vi phạm tội. Toà án phải ấn định địa điểm xét xử trong phạm vi quận có xem xét đúng mức đến sự thuận tiện của bị cáo và nhân chứng, và việc thực thi công lí được nhanh chóng.
Nguyên tắc 20. Chuyển giao để tranh luận và kết án.
(a) Chấp nhận chuyển giao.
Việc truy tố có thể được chuyển giao từ quận nơi cáo trạng và thông báo đã thụ lý, hoặc từ nơi ban hành lệnh bắt theo đơn tố giác, tới quận nơi bị cáo bị bắt, bị giam giữ hoặc đang sinh sống nếu:
(1) Bị cáo thể hiện bằng văn bản về mong muốn thú tội hoặc mặc nhiên thừa nhận và từ chối việc xét xử tại quận nơi bản cáo trạng, thông báo hoặc đơn tố giác được thụ lý, đồng ý bằng văn bản với toà án sẽ giải quyết vụ án đó tại quận nhận chuyển giao, và nộp tuyên bố tại quận nhận chuyển giao; và
(2) Các luật sư của Chính quyền Mỹ ở cả hai quận phê chuẩn việc chuyển giao bằng văn bản.
(b) Trách nhiệm của Thư kí toà án.
Sau khi nhận được tuyên bố của bị cáo và các văn bản phê chuẩn cần thiết, thư kí toà nơi cáo trạng, thông báo hoặc tố giác được thụ lý phải gửi hồ sơ, hoặc bản sao có công chứng, cho thư kí toà tại quận nhận chuyển giao.
(c) Hậu quả của một tuyên bố không nhận tội.
Nếu bị cáo không nhận tội sau khi vụ án đã được chuyển giao theo Nguyên tắc 20(a), thư kí toà án phải trả lại hồ sơ cho toà án đã truy tố bắt đầu, và toà án đó phải khôi phục tố tụng trong sổ thụ lí. Tuyên bố của bị cáo về mong muốn nhận tội hoặc mặc nhiên thừa nhận trước đâykhông được sử dụng để chống lại bị cáo trong cả tố tụng dân sự và hình sự.
(d) Vị thành niên.
(1) Đồng ý chuyển giao.
Người vị thành niên, như định nghĩa tại điều 5031chương 18 Bộ luật Mỹ, có thể được tiến hành xét xử với tư cách tội phạm vị thành niên tại quận nơi người vị thành niên bị bắt, bị giam giữ hoặc đang sinh sống nếu:
(A) Tội phạm bị cáo buộc xảy ra tại quận khác là tội phạm không thể bị kết án tử hình hoặc tù chung thân;
(B) Đã có luật sư tư vấn cho người vị thành niên đó;
(C) Toà án đã thông báo cho người vị thành niên đó về các quyền của người vị thành niên – bao gồm cả quyền được trả lại quận nơi được cho là xảy ra hành vi phạm tội – và các hậu quả của việc từ bỏ các quyền này;
(D) Sau khi nhận được thông báo của toà án về các quyền của mình, người vị thành niên đó đồng ý bằng văn bản về việc tiến hành xét xử tại quận nhận chuyển giao, và nộp văn bản đồng ý tại quận nhận chuyển giao;
(E) Các luật sư của Chính quyền Mỹ tại cả hai quận phê chuẩn việc chuyển giao bằng văn bản; và
(F) Toà án nhận chuyển giao chấp nhận việc chuyển giao.
(2) Trách nhiệm của thư kí toà.
Sau khi nhận được văn bản đồng ý của người vị thành niên và các giấy tờ cần thiết, thư kí toà nơi cáo trạng, thông báo hoặc có tố giác đang bị tạm hoãn hoặc nơi xảy ra tội phạm bị cáo buộc phải gửi hồ sơ, hoặc bản sao có công chứng, cho thư kí toà tại quận nhận chuyển giao.
Nguyên tắc 21. Chuyển giao để xét xử.
(a) vì lý do có định kiến đối với bị cáo.
Sau khi bị cáo có đơn, toà án phải chuyển giao việc xét xử bị cáo đó cho một quận khác nếu toà án đồng ý là có định kiến rất lớn chống lại bị cáo tại quận đang tiến hành xét xử tới mức mà không thể có được việc xét xử công bằng và không thiên vị đối với bị cáo.
(b) Vì sự thuận tiện.
Sau khi bị cáo có đơn, toà án có thể chuyển giao tiến trình tố tụng xét xử, hoặc về một hoặc nhiều tội, đối với bị cáo cho quận khác để đảm bảo sự thuận tiện của các bên và nhân chứng và vì lợi ích của công lí.
(c) Thủ tục chuyển giao.
Khi toà án ra quyết định chuyển giao, thư kí toà phải gửi cho toà án nhận chuyển giao hồ sơ, hoặc bản sao có công chứng, và bất kỳ khoản tiền bảo lãnh nào đã thu. Sau đó việc truy tố sẽ tiếp tục tiến hành tại quận nhận chuyển giao.
(d) Thời điểm nộp đơn yêu cầu chuyển giao.
Đơn yêu cầu chuyển giao có thể được nộp trước hoặc ngay khi quyết định việc truy tố hoặc tại bất kỳ thời điểm nào khác mà toà án hoặc các nguyên tắc này có quy định.
Nguyên tắc 23. Việc xét xử có hoặc không có bồi thẩm đoàn.
(a) Xét xử bởi bồi thẩm đoàn.
Nếu bị cáo được quyền xét xử bởi bồi thẩm đoàn, việc xét xử sẽ do bồi thẩm đoàn tiến hành trừ khi:
(1) Bị cáo khước từ việc xét xử bởi bồi thẩm đoàn bằng văn bản;
(2) Chính phủ đồng ý; và
(3) Toà án phê chuẩn.
(b) Quy mô của bồi thẩm đoàn.
(1) Quy định chung.
Một bồi thẩm đoàn gồm 12 người trừ khi nguyên tắc này quy định khác.
(2) Quy định cho một bồi thẩm đoàn nhỏ hơn.
Tại bất kì thời điểm nào trước khi kết án, các bên có thể quy định bằng văn bản với sự phê chuẩn của toà án là:
(A) Bồi thẩm đoàn có thể ít hơn 12 người; hoặc
(B) một bồi thẩm đoàn có ít hơn 12 người có thể tuyên án nếu toà án thấy cần miễn cho một bồi thẩm viên vì lí do chính đáng sau khi việc xét xử bắt đầu.
(3) Quyết định của toà án về một bồi thẩm đoàn gồm 11 thành viên.
Sau khi bồi thẩm đoàn nghỉ để nghị án, toà án có thể cho phép bồi thẩm đoàn gồm 11 người tuyên án, thậm chí không có quy định của các bên, nếu toà án thấy có lí do chính đáng để miễn cho một bồi thẩm viên.
(c) Xét xử không có bồi thẩm đoàn.
Trong một vụ án được xét xử không có bồi thẩm đoàn, toà án phải kết luận bị cáo có tội hay không có tội. Nếu một bên yêu cầu trước khi xem xét việc có tội hay không có tội, toà án phải tuyên bố kết quả cụ thể của việc xác định nội dung vụ án tại phiên toà công khai hoặc trong một quyết định hoặc có quan điểm bằng văn bản.
Nguyên tắc 24. Bồi thẩm viên xét xử.
(a) Kiểm tra.
(1) Quy định chung.
Toà án có thể kiểm tra các bồi thẩm viên chuẩn bị được lựa chọn hoặc có thể cho phép luật sư của các bên làm việc này.
(2) Toà án Kiểm tra.
Nếu kiểm tra các bồi thẩm viên, toà án phải cho phép luật sư của các bên:
(A) Hỏi thêm các câu hỏi mà toà án thấy phù hợp; hoặc
(B) Nộp các câu hỏi thêm mà toà án có thể hỏi nếu thấy phù hợp.
(b) Phản đối bồi thẩm viên.
Mỗi bên đều được quyền có nhiều lần phản đối bồi thẩm viên chuẩn bị được lựa chọn theo quy định chi tiết dưới đây. Toà án có thể cho phép thêm số lần phản đối này cho trường hợp nhiều bị cáo cùng thực hiện một hành vi phạm tội, và có thể cho phép các bị cáo thực hiện các quyền này cùng nhau hoặc riêng biệt.
(1) Vụ án có hình phạt tử hình.
Mỗi bên có 20 lần phản đối khi chính phủ đề nghị hình phạt tử hình.
(2) Các vụ án nghiêm trọng khác.
Chính phủ có 6 lần phản đối và bị cáo hoặc đồng bị cáo có 10 lần phản đối khi bị truy tố về tội phạm có mức án tù từ một năm trở lên.
(3) Vụ án ít nghiêm trọng.
Mỗi bên có 3 lần phản đối khi bị cáo bị truy tố về tội phạm có hình phạt là phạt tiền, tù dưới một năm, hoặc cả hai loại tội này.
(c) Bồi thẩm viên dự khuyết.
(1) Quy định chung.
Toà án có thể đưa vào danh sách tới 6 bồi thẩm viên dự khuyết để thay thế bất kì bồi thẩm viên nào không thể thực hiện hoặc không đủ tiêu chuẩn thực hiện trách nhiệm.
(2) Thủ tục.
(A) Bồi thẩm viên dự khuyết phải có cùng tiêu chuẩn, được lựa chọn và tuyên thệ theo cách thức như thực hiện với các bồi thẩm viên khác.
(B) Bồi thẩm viên dự khuyết thay thế bồi thẩm viên theo thứ tự giống với khi lựa chọn bồi thẩm viên dự khuyết. Bồi thẩm viên dự khuyết thay thế bồi thẩm viên có cùng thẩm quyền như các bồi thẩm viên khác.
(3) Giữ lại Bồi thẩm viên dự khuyết.
Toà án có thể giữ lại bồi thẩm viên dự khuyết sau khi bồi thẩm đoàn nghỉ để nghị án. Toà án phải bảo đảm rằng bồi thẩm viên được giữ lại không thảo luận vụ án với bất kì ai cho đến khi bồi thẩm viên dự khuyết đó thay thế một bồi thẩm viên khác hoặc bị thải hồi. Nếu bồi thẩm viên dự khuyết thay thế bồi thẩm viên sau khi việc nghị án bắt đầu, toà án phải chỉ thị cho bồi thẩm đoàn bắt đầu lại việc nghị án.
(4) Phản đối.
Mỗi bên được quyền hưởng thêm số lần phản đối bồi thẩm viên dự khuyết chuẩn bị được lựa chọn được quy định chi tiết dưới đây. Số lần phản đối thêm này chỉ có thể được sử dụng để loại bỏ bồi thẩm viên dự khuyết.
(A) Một hoặc hai bổi thẩm viên dự khuyết.
Được phép thêm một lần phản đối khi có một hoặc hai bồi thẩm viên dự khuyết được lên danh sách.
(B) Ba hoặc bốn bồi thẩm viên dự khuyết.
Được phép thêm hai lần phản đối khi có ba hoặc bốn bồi thẩm viên dự khuyết được lên danh sách.
(C) Năm hoặc sáu bồi thẩm viên dự khuyết.
Được phép thêm ba lần phản đối khi có năm hoặc sáu bồi thẩm viên dự khuyết được lên danh sách.
Nguyên tắc 25. Thẩm phán không có năng lực.
(a) Trong quá trình xét xử.
Bất kì thẩm phán nào thường xuyên làm việc hoặc được phân công về toà án đó có thể hoàn tất việc xét xử có bồi thẩm đoàn nếu:
(1) Thẩm phán đang tiến hành xét xử trước đó không thể tiếp tục xét xử vì bị chết, bị ốm hoặc vì lý do khác làm mất khả năng làm việc; và
(2) Thẩm phán hoàn tất việc xét xử chứng nhận sự tương tự của hồ sơ xét xử.
(b) Sau khi kết án hoặc kết luận có tội.
(1) Quy định chung.
Sau khi kết án hoặc kết luận là có tội, bất kì thẩm phán nào thường xuyên làm việc hoặc được phân công về toà án đó có thể hoàn tất trách nhiệm của toà án nếu thẩm phán chủ toạ phiên toà không thể thực hiện những trách nhiệm này vì vắng mặt, chết, ốm hoặc vì lý do khác làm mất khả năng làm việc.
(2) Cho phép xét xử lại.
Thẩm phán kế nhiệm có thể cho phép xét xử lại nếu có căn cứ là:
(A) Một thẩm phán, trừ chủ toạ phiên toà, không thể thực hiện những công việc sau xét xử; hoặc
(B) Việc xét xử lại là cần thiết vì lí do nào đó.
Nguyên tắc 26. Lấy lời khai.
Trong tất cả các phiên xét xử phải lấy lời khai của nhân chứng tại phiên toà công khai, trừ khi có quy định khác theo luật hoặc các nguyên tắc được thông qua theo điều 2072 đến 2077 chương 28 Bộ luật Mỹ.
Nguyên tắc 26.1. Xem xét luật nước ngoài.
Bên có ý định nêu ra một vấn đề về luật nước ngoài phải cung cấp cho toà án và tất cả các bên bản thông báo  có căn cứ hợp lý. Vấn đề luật nước ngoài là các vấn đề về luật, nhưng khi quyết định những vấn đề này toà án có thể xem xét các tài liệu hoặc nguồn phù hợp – bao gồm cả lời khai – mà không cần xem xét đến Các nguyên tắc Liên bang về Chứng cứ.
Nguyên tắc 26.2. Xuất trình lời khai của nhân chứng
(a) Đơn yêu cầu xuất trình.
Sau khi nhân chứng mà không phải là bị cáo đã khai báo khi được lấy lời khai trực tiếp, căn cứ vào đơn của bên không gọi nhân chứng đó để họ kiểm tra và sử dụng lời khai này, toà án phải yêu cầu luật sư chính phủ hoặc bị cáo và luật sư của bị cáo xuất trình bất kỳ lời khai nào của nhân chứng thuộc bên đó gọi và liên quan đến nội dung vấn đề trong lời khai của nhân chứng nêu trên.
(b) Xuất trình toàn bộ lời khai.
Nếu toàn bộ lời khai được yêu cầu đó có liên quan đến nội dung vấn đề của lời khai nhân chứng nêu trên, toà án phải yêu cầu chuyển lời khai này cho bên có đơn yêu cầu.
(c) Xuất trình lời khai được tổng hợp.
Nếu bên gọi nhân chứng cho rằng lời khai có thông tin đặc quyền hoặc không liên quan đến nội dung vấn đề trong lời khai của nhân chứng nêu trên, toà án phải thẩm tra lời khai này tại phần ghi hình. Sau khi xử lý các phần đặc quyền hoặc không liên quan, toà án phải ra lệnh chuyển giao lời khai được tổng hợp cho bên có đơn yêu cầu. Nếu bị cáo phản đối việc xử lý này, toà án phải lưu giữ toàn bộ lời khai với phần được xử lý đã nêu bằng việc niêm phong như là một phần hồ sơ.
(d) Tạm dừng phiên toà để kiểm tra lời khai.
Toà án có thể tạm dừng tố tụng để cho phép một bên có thời gian kiểm tra lời khai và chuẩn bị để sử dụng.
(e) Phạt vì không xuất trình hoặc chuyển giao lời khai.
Nếu bên gọi nhân chứng không thự hiện yêu cầu xuất trình hoặc chuyển giao một lời khai, toà án phải huỷ bỏ lời khai của nhân chứng nêu trên trong hồ sơ. Nếu luật sư của chính phủ không thực hiện, toà án phải tuyên bố việc xét xử là sai nếu thấy cần thiết đảm bảo cho công lý.
(f) Định nghĩa “Lời khai”.
Như được sử dụng trong nguyên tắc này, “lời khai” của nhân chứng có nghĩa là:
(1) Bản lời khai mà nhân chứng viết và ký tên, hoặc theo cách khác mà bị cáo thừa nhận hoặc xác nhận;
(2) Việc tường thuật được ghi âm đồng thời, đúng nguyên văn lời khai miệng của nhân chứng có trong bất kì bản ghi âm hoặc bản ghi chi tiết việc ghi âm; hoặc
(3) lời khai của nhân chứng trước bồi thẩm đoàn mở rộng, cho dù là được ghi bằng văn bản hoặc ghi âm, hoặc bản ghi chi tiết của lời khai này.
(g) Phạm vi.
Nguyên tắc này áp dụng trong khi xét xử, trong khi xem xét việc bỏ qua chứng cứ theo Nguyên tắc 12, và trong phạm vi được quy định cụ thể trong những nguyên tắc sau:
(1) Nguyên tắc 5.1(h) (xét xử sơ bộ);
(2) Nguyên tắc 32(i)(2) (kết án);
(3) Nguyên tắc 32.1(e) (xem xét việc huỷ hoặc thay đổi biện pháp tại ngoại hoặc quản chế);
(4) Nguyên tắc 46(j) (xem xét việc tạm giam); và
(5) Nguyên tắc 8 của các Nguyên tắc Điều chỉnh Tố tụng trong điều 2255 chương 28 Bộ luật Mỹ.
Nguyên tắc 26.3. Xét xử sai[3].
Trước khi quyết định việc xét xử là sai, toà án phải cho mỗi bị cáo và chính phủ cơ hội để bình luận về sự đúng đắn của quyết định, khẳng định là bên đó đồng ý hay phản đối, và đề nghị biện pháp thay thế.
Nguyên tắc 27. Chứng minh một hồ sơ chính thức.
Một bên có thể chứng minh một hồ sơ chính thức, bút lục trong hồ sơ đó, hoặc thiếu hồ sơ hoặc bút lục trong hồ sơ theo cách thức giống như trong một vụ kiện dân sự.
Nguyên tắc 28. Người phiên dịch.
Toà án có thể lựa chọn, chỉ định, và ấn định thù lao hợp lí cho người phiên dịch. Thù lao phải được trả từ các quỹ theo quy định của luật hoặc chính phủ, khi toà án có thể quyết định.
Nguyên tắc 29. Đơn yêu cầu một phán quyết tuyên vô tội.
(a) Trước khi nộp cho bồi thẩm đoàn.
Sau khi chính phủ kết thúc việc đưa ra chứng cứ của mình hoặc sau khi toàn bộ chứng cứ đã được xuất trình, toà án căn cứ vào đơn của bị cáo phải đưa ra phán quyết tuyên vô tội cho bất kì tội phạm nào mà chứng cứ là không đủ để kết tội. Toà án có thể tự mình xem xét giá trị của chứng cứ trong việc kết tội. Nếu toà án bác đơn yêu cầu phán quyết tuyên vô tội tại thời điểm đã xem xét toàn bộ chứng cứ của chính phủ, bị cáo có thể đưa ra chứng cứ mà trước đó không bảo lưu quyền này.
(b) Bảo lưu quyết định.
Trường hợp có đơn yêu cầu trước khi kết thúc việc xem xét toàn bộ chứng cứ, Toà án có thể quyết định bảo lưu việc giải quyết đơn để tiếp tục xét xử, chuyển vụ án tới bồi thẩm đoàn, và giải quyết đơn này cả trước khi bồi thẩm đoàn tuyên án hoặc sau khi bồi thẩm đoàn tuyên có tội, hoặc bị giải tán mà không tuyên án. Nếu bảo lưu quyết định, toà án phải giải quyết đơn trên cơ sở chứng cứ tại thời điểm quyết định được bảo lưu.
 (c) Sau khi bồi thẩm đoàn tuyên án hoặc giải tán.
(1) Thời điểm nộp đơn.
Bị cáo có thể nộp đơn yêu cầu phán quyết tuyên vô tội, hoặc làm lại đơn này, trong vòng 7 ngày sau khi có bản án tuyên có tội hoặc sau khi toà án giải tán bồi thẩm đoàn, theo sự việc nào xảy ra muộn hơn.
(2) Quyết định dựa vào đơn.
Nếu bồi thẩm đoàn đã tuyên có tội, toà án có thể không chấp nhận bản án này và tuyên vô tội. Nếu bồi thẩm đoàn không tuyên án, toà án có thể ra phán quyết vô tội.
(3) Không bắt buộc phải nộp đơn trước.
Bị cáo không cần phải nộp đơn yêu cầu phán quyết tuyên vô tội trước khi toà án chuyển vụ án cho bồi thẩm đoàn như là điều kiện tiên quyết để giải quyết sau khi bồi thẩm đoàn giải tán.
(d) giải quyết đơn xin xét xử lại.
(1) Đơn xin xét xử lại.
Nếu toà án ra phán quyết tuyên vô tội sau khi có bản án tuyên có tội, toà án cũng phải xem xét quyết định một cách có điều kiện về việc có nên giải quyết đơn xin xét xử lại nếu sau đó phán quyết vô tội bị huỷ hoặc bảo lưu. Toà án phải nêu cụ thể các lí do cho quyết định này.
(2) Kết thúc.
Quyết định của toà án cho phép có điều kiện đơn xin xét xử lại không ảnh hưởng đến tiến trình giải quyết và đưa ra phán quyết tuyên vô tội.
(3) Kháng cáo.
(A) Cho phép đơn xin xét xử lại.
Nếu toà án chấp thuận có điều kiện đơn xin xét xử lại và toà án phúc thẩm sau đó bảo lưu phán quyết tuyên vô tội, toà án đã xét xử vụ án phải tiến hành xét xử lại trừ khi toà án cấp phúc thẩm ra quyết định khác.
(B) Bác đơn xin xét xử lại.
Nếu toà án bác đơn xin xét xử lại một cách có điều kiện, người kháng cáo có thể khẳng định việc bác đơn là sai. Nếu toà án cấp phúc thẩm sau đó bảo lưu phán quyết tuyên vô tội, toà án đã xét xử vụ án này phải tiến hành tố tụng theo chỉ thị của toà án cấp phúc thẩm.
Nguyên tắc 29.1. Khép lại việc tranh luận.
Việc tranh luận được khép lại theo trình tự sau:
(a) Chính phủ tranh luận;
(b) Bên bào chữa tranh luận; và
(c) Chính phủ tranh luận lại.
Nguyên tắc 30. Hướng dẫn bồi thẩm đoàn.
(a) Quy định chung.
Bất kì bên nào cũng có thể yêu cầu bằng văn bản là toà án hướng dẫn cho bồi thẩm đoàn về luật pháp như được nêu nội dung cụ thể trong yêu cầu. Yêu cầu này phải được đưa ra tại thời điểm đã xem xét chứng cứ hoặc tại bất kì thời điểm nào sớm hơn do toà án quy định khi thấy hợp lí. Khi đưa ra yêu cầu, bên yêu cầu phải cung cấp bản sao cho tất cả các bên.
(b) Quyết định về yêu cầu.
Toà án phải thông báo cho các bên trước khi khép lại việc tranh luận về cách thức mà toà án dự định giải quyết về những hướng dẫn được yêu cầu.
(c) Thời điểm đưa ra hướng dẫn.
Toà án có thể hướng dẫn bồi thẩm đoàn trước hoặc sau khi kết thúc tranh luận, hoặc ở cả hai thời điểm.
(d) Phản đối hướng dẫn.
Khi một bên đưa ra phản đối về bất kì phần nào trong hướng dẫn hoặc phản đối việc không đưa ra hướng dẫn theo yêu cầu phải thông báo cho toà án nội dung phản đối cụ thể và căn cứ cho việc phản đối này trước khi bồi thẩm đoàn nghị án. Việc phản đối cần phải được tạo điều kiện thực hiện ngoài việc xét xử của bồi thẩm đoàn và, khi có yêu cầu, ngoài sự có mặt của bồi thẩm đoàn. Trường hợp việc phản đối không tuân thủ theo nguyên tắc này sẽ không được xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm, trừ khi được phép theo Nguyên tắc 52(b).
Nguyên tắc 31. Bản án của bồi thẩm đoàn.
(a) Trả án.
Bồi thẩm đoàn phải trả lại bản án cho thẩm phán tại phiên toà công khai. Bản án phải có sự nhất trí.
(b) Từng phần của bản án, xét xử sai và xét xử lại.
(1) Nhiều bị cáo.
Nếu có nhiều bị cáo, bồi thẩm đoàn có thể tuyên án vào bất kì thời điểm nào trong quá trình nghị án đối với bất kì bị cáo nào mà bồi thẩm đoàn nhất trí.
(2) Nhiều tội danh.
Nếu không thể nhất trí về tất cả tội danh đối với bất kì bị cáo nào, bồi thẩm đoàn có thể tuyên án về các tội danh đã được nhất trí.
(3) Xét xử sai và xét xử lại.
Nếu bồi thẩm đoàn không thể nhất trí nội dung bản án về một hoặc nhiều tội danh, toà án có thể tuyên bố việc xét xử không đạt kết quả về những tội này. Chính phủ có thể truy tố lại bất kỳ bị cáo nào về bất kỳ tội danh nào mà bồi thẩm đoàn không thể nhất trí.
(c) Tội danh nhẹ hơn hoặc Chuẩn bị phạm tội.
Bị cáo có thể bị coi là có tội về bất kì điều gì sau đây:
(1) Một tội danh cần được bao gồm trong tội danh bị truy tố;
(2) Một nỗ lực chuẩn bị phạm vào tội bị truy tố; hoặc
(3) Một nỗ lực chuẩn bị phạm tội cần được bao gồm trong tội phạm bị truy tố, nếu nỗ lực đó tự nó cấu thành một tội.
(d) Thăm dò ý kiến bồi thẩm đoàn.
Sau khi bản án được trả lại nhưng trước khi bồi thẩm đoàn giải tán, toà án phải theo yêu cầu của một bên, hoặc có thể tự mình, hỏi ý kiến từng cá nhân bồi thẩm viên. Nếu việc thăm dò cho thấy thiếu sự nhất trí, toà án có thể chỉ đạo bồi thẩm đoàn tiếp tục nghị án hoặc có thể tuyên bố việc xét xử không có kết quả và giải tán bồi thẩm đoàn.
Nguyên tắc 32. Kết án và phán quyết
(a) Khái niệm.
Các khái niệm sau được áp dụng theo nguyên tắc này:
(1) Tội phạm bạo lực hoặc lạm dụng tình dục có nghĩa là:
(A) Tội phạm liên quan đến việc sử dụng, nỗ lực sử dụng, hoặc đe doạ sử dụng vũ lực chống lại một người hoặc tài sản khác; hoặc
(B) Một tội phạm theo quy định tại điều 2241 đến 2248 hoặc điều 2251 đến 2257 chương 18 Bộ luật Mỹ.
(2) “Nạn nhân” có nghĩa là một cá nhân bị hành vi phạm tội của bị cáo tác động tới mà theo đó toà án sẽ áp hình phạt.
(b) Thời điểm kết án.
(1) Quy định chung.
Toà án phải áp hình phạt mà không được trì hoãn không cần thiết.
(2) Thay đổi thời hạn.
Khi có căn cứ, toà án có thể thay đổi bất kì thời hạn nào được quy định theo nguyên tắc này.
(c) Điều tra trước khi kết án.
(1) Điều tra theo yêu cầu.
(A) Quy định chung.
Nhân viên quản chế phải tiến hành điều tra trước khi kết án và nộp báo cáo cho toà án trước khi áp đặt hình phạt trừ khi:
(i) Điều 3593 chương 18 Bộ luật Mỹ hoặc một đạo luật khác có yêu cầu khác; hoặc
(ii) Toà án thấy rằng thông tin trong hồ sơ cho phép thực hiện thẩm quyền kết án theo điều 3553 chương 18 Bộ luật Mỹ và toà án giải thích các kết luận của mình trong hồ sơ.
(B) Trả lại tài sản.[4]
Nếu luật có quy định yêu cầu trả lại tài sản, nhân viên quản chế phải tiến hành điều tra và nộp một bản báo cáo chứa đựng đầy đủ thông tin cho toà án để ra lệnh trả lại tài sản.
(2) Phỏng vấn Bị cáo.
Nhân viên quản chế phỏng vấn bị cáo như là một phần của việc điều tra trước khi kết án phải đưa cho luật sư của bị cáo theo yêu cầu bản thông báo và cơ hội hợp lí để tham dự phỏng vấn.
(d) Báo cáo trước khi quyết định hình phạt.
(1) Áp dụng hướng dẫn kết án.
Báo cáo trước khi quyết định hình phạt phải:
(A) Xác định toàn bộ các hướng dẫn có thể áp dụng và tuyên bố chính sách của Uỷ ban Chế tài;
(B) Tính toán mức độ phạm tội và tiền án, tiền sự của bị cáo;
(C) Tuyên bố khung hình phạt và loại hình phạt được áp dụng;
(D) Xác định bất kì nhân tố phù hợp nào có liên quan tới:
(i) Loại hình phạt phù hợp, hoặc
(ii) Hình phạt phù hợp trong phạm vi khung hình phạt có thể áp dụng; và
(E) Xác định bất kì căn cứ nào cho việc áp dụng dưới khung hình phạt.
(2) Thông tin bổ sung.
Báo cáo trước khi quyết định hình phạt cũng phải chứa đựng thông tin sau:
(A) Lí lịch và điều kiện của bị cáo, bao gồm:
(i) Hồ sơ phạm tội trước đây;
(ii) Điều kiện tài chính của bị cáo; và
(iii) Các tình huống tác động đến ứng xử của bị cáo có ích trong việc quyết định hình phạt hoặc cải tạo;
(B) Thông tin đã được kiểm tra, được công bố mang tính chất khẳng định, đánh giá tác động về y tế, tâm lí, xã hội và tài chính tới bất kì cá nhân nào bị hành vi phạm tội xâm hại;
(C) Khi thấy phù hợp, bản chất và phạm vi của các chương trình và nguồn lực tự do sẵn có cho bị cáo;
(D) thông tin đầy đủ cho việc ra lệnh trả lại tài sản khi luật pháp có quy định việc trả lại tài sản;
(E) báo cáo kết quả và đề nghị nếu toà án yêu cầu nghiên cứu theo quy định tại điều 3552(b) chương 18 Bộ luật Mỹ; và
(F) Thông tin khác do toà án yêu cầu bao gồm cả thông tin phù hợp với những nhân tố theo quy định tại điều 3553(a) chương 18 Bộ luật Mỹ.
(3) Ngoại lệ.
Báo cáo trước khi quyết định hình phạt phải loại ra những thứ sau:
(A) Việc chuẩn đoán có thể phá vỡ nghiêm trọng một chương trình tái hoà nhập nếu bị tiết lộ;
(B) các nguồn thông tin có được sau khi đã hứa giữ bí mật; và
(C) Thông tin khác có thể dẫn đến tổn hại về thể chất hoặc tổn hại khác cho bị cáo và người khác nếu bị tiết lộ.
(e) Thông báo Báo cáo và Đề xuất.
(1) Thời điểm thông báo.
Trừ khi bị cáo đồng ý bằng văn bản, nhân viên quản chế không được nộp báo cáo trước khi quyết định hình phạt cho toà án hoặc tiết lộ nội dung cho bất kì ai cho đến khi bị cáo nhận tội hoặc mặc nhiên thừa nhận, hoặc bị phát hiện có tội.
(2) Thông báo được yêu cầu tối thiểu.
Nhân viên quản chế phải đưa báo cáo trước khi quyết định hình phạt cho bị cáo, luật sư của bị cáo và luật sư của chính phủ ít nhất 35 ngày trước khi quyết định hình phạt trừ khi bị cáo khước từ thời hạn tối thiểu.
(3) Đề xuất hình phạt.
Theo nguyên tắc địa phương hoặc yêu cầu trong một vụ án, toà án có thể chỉ thị nhân viên quản chế không được tiết lộ cho bất kì ai ngoài toà án đề xuất của nhân viên đó về hình phạt.
(f) Phản đối báo cáo.
(1) Thời điểm phản đối.
Trong vòng 14 ngày sau khi nhận được báo cáo trước khi quyết định hình phạt, các bên phải tuyên bố bằng văn bản về các nội dung phản đối, bao gồm phản đối thông tin tài liệu, hướng dẫn khung hình phạt, và tuyên bố chính sách có hoặc không có trong báo cáo.
(2) Thực hiện việc phản đối.
 Bên phản đối phải cung cấp một bản sao việc phản đối cho bên đối lập và cho nhân viên quản chế.
(3) Hoạt động dựa trên việc phản đối.
Sau khi nhận được văn bản phản đối, nhân viên quản chế phải gặp gỡ các bên để thảo luận việc phản đối. Sau đó nhân viên quản chế có thể tiếp tục điều tra và sửa đổi báo cáo trước khi quyết định hình phạt nếu thấy phù hợp.
(g) Nộp báo cáo.
Ít nhất 7 ngày trước khi quyết định hình phạt, nhân viên quản chế phải nộp cho toà án và cho các bên báo cáo trước khi quyết định hình phạt và phần phụ lục có trong bất kì phản đối chưa được giải quyết nào, căn cứ phản đối, và nhận xét của nhân viên quản chế về những văn bản này.
(i) Quyết định hình phạt.
(1) Quy định chung.
Khi quyết định hình phạt, toà án:
(A) Phải kiểm tra là bị cáo và luật sư của bị cáo đã đọc và thảo luận báo cáo trước hình phạt và phần phụ lục của báo cáo;
(B) Phải đưa cho bị cáo và luật sư của chính phủ bản tổng kết hoặc tổng kết trước máy thu hình bất kì thông tin nào bị loại khỏi báo cáo trước khi quyết định hình phạt theo Nguyên tắc 32(d)(3) mà dựa vào đó toà án sẽ quyết định hình phạt, và cho họ cơ hội để bình luận về thông tin đó;
(C) Phải cho phép luật sư của các bên bình luận về nhận xét của nhân viên quản chế và các vấn đề khác liên quan đến một hình phạt phù hợp; và
(D) khi có căn cứ, có thể cho phép một bên đưa ra một phản đối mới tại bất kì thời điểm nào trước khi quyết định hình phạt.
(2) Xuất trình chứng cứ; Đưa ra lời khai.
Toà án có thể cho phép các bên xuất trình chứng cứ về việc phản đối. Nguyên tắc 26.2(a)-(d) và (f) được áp dụng nếu nhân chứng khai báo trong khi quyết định hình phạt. Nếu một bên không tuân thủ một yêu cầu theo Nguyên tắc 26.2 đưa ra một lời khai của nhân chứng, toà án không được xem xét lời khai của nhân chứng đó.
(3) Quyết định của toà án.
Khi quyết định hình phạt, toà án:
(A) Có thể chấp nhận bất kì phần không có tranh chấp nào của báo cáo trước khi quyết định hình phạt như là một kết luận khách quan về nội dung vụ án;
(B) về bất kì phần có tranh chấp nào của báo cáo trước khi quyết định hình phạt hoặc vấn đề gây tranh cãi nào khác, phải phân xử tranh chấp hoặc xác định là việc ra quyết định về vấn đề này là không cần thiết do vấn đề sẽ không tác động đến hình phạt, hoặc do toà án sẽ không xem xét vấn đề khi quyết định hình phạt; và
(C) Phải gắn kèm bản sao quyết định của toà án theo nguyên tắc này vào bản sao báo cáo trước khi quyết định hình phạt và chuyển cho Cục Trại giam.
(4) Cơ hội được phát biểu.
(A) Của một Bên.
Trước khi quyết định hình phạt, toà án phải:
(i) Cho luật sư của bị cáo cơ hội phát biểu thay mặt bị cáo;
(ii) Gặp riêng bị cáo nhằm tạo điều kiện cho bị cáo nói ra hoặc trình bày các tình tiết giảm nhẹ hình phạt; và
(iii) Cho luật sư của chính phủ cơ hội được phát biểu tương tự như luật sư của bị cáo.
(B) Của nạn nhân.
Trước khi quyết định hình phạt, toà án phải giải thích cho nạn nhân của tội phạm dùng vũ lực và lạm dụng tình dục đang có mặt tại thời điểm quyết định hình phạt và cho phép nạn nhân phát biểu hoặc cung cấp thông tin liên quan đến hình phạt. Cho dù nạn nhân có mặt hay không, quyền của nạn nhân được giải thích trước toà có thể được thực hiện bởi những người sau nếu có mặt:
(i) Cha mẹ hoặc người giám hộ, nếu nạn nhân ít hơn 18 tuổi hoặc không có năng lực; hoặc
(ii) Một hoặc nhiều thành viên trong gia đình hoặc họ hàng do toà án chỉ định, nếu nạn nhân chết hoặc bị tàn tật.
(C) Quay phim tiến trình tố tụng.
Căn cứ vào đơn của một bên và vì lí do chính đáng, toà án có thể xem xét trước máy thu hình bất kì lời khai nào được thực hiện theo Nguyên tắc 32(i)(4).
(j) Quyền kháng cáo của Bị cáo.
(1) Tư vấn về quyền kháng cáo.
(A) Kháng cáo việc kết án.
Nếu bị cáo không nhận tội và bị kết án, sau khi quyết định hình phạt toà án phải tư vấn cho bị cáo về quyền được kháng cáo bản án.
(B) Kháng cáo hình phạt.
Sau khi quyết định hình phạt mà không liên quan đến việc thú tội của bị cáo, toà án phải tư vấn cho bị cáo về quyền kháng cáo hình phạt.
(C) Chi phí kháng cáo.
Toà án phải tư vấn cho bị cáo mà không thể trả các chi phí kháng cáo về quyền được yêu cầu cho phép kháng cáo với tư cách người nghèo[5].
(2) Việc nộp thông báo của thư ký toà án.
Nếu bị cáo yêu cầu, thư kí toà phải ngay lập tức chuẩn bị và nộp thông báo kháng cáo thay mặt bị cáo.
(k) Phán quyết.
(1) Quy định chung.
Trong phán quyết kết tội, toà án phải nêu lời thú nhận, bản án của bồi thẩm đoàn hoặc các kết luận về chứng cứ của toà án, việc phân xử, và hình phạt. Nếu bị cáo được cho là vô tội hoặc được trả tự do theo cách khác, toà án phải ra quyết định theo những cách thức này. Thẩm phán phải kí tên vào phán quyết và thư kí toà phải ghi rõ tên.
(2) Tịch thu hình sự.
Thủ tục tịch thu được điều chỉnh bởi Nguyên tắc 32.2.
Nguyên tắc 32.1. Huỷ bỏ hoặc cải sửa việc tha có giám sát và quản chế
(a) Trình diện ban đầu.
(1) Người trong trại giam.
Người nào bị giam, giữ vì vi phạm việc tha có giám sát và quản chế phải bị dẫn giải ngay đến trước một thẩm phán sơ thẩm.
(A) Nếu người bị giam, giữ ở quận nơi xảy ra hành vi phạm tội thì phải trình diện ban đầu tại quận đó.
(B) Nếu người bị giam, giữ ở quận khác nơi xảy ra hành vi phạm tội thì phải trình diện ban đầu tại quận đó hoặc quận kế bên nếu việc trình diện có thể tiến hành nhanh hơn.
(2) Căn cứ vào lệnh triệu tập.
Khi một người có mặt theo lệnh triệu tập vì vi phạm việc tha có giám sát hoặc quản chế, thẩm phán sơ thẩm phải tiến hành theo nguyên tắc này.
(3) Tư vấn.
Thẩm phán phải thông báo cho một người thuộc diện sau:
(A) Vi phạm việc tha có giám sát và quản chế;
(B) Quyền của người đó được có người bào chữa hoặc yêu cầu chỉ định người bào chữa nếu người đó không thể tự có được người bào chữa; và
(C) Quyền của người đó, nếu bị giam, được xét xử sơ bộ theo Nguyên tắc 32.1(b)(1).
(4) Trình diện tại quận có thẩm quyền xét xử.
Nếu một người bị bắt hoặc trình diện tại quận có thẩm quyền để điều hành phiên toà xem xét việc huỷ bỏ – cho dù là thẩm quyền có được ngay từ đầu hoặc do chuyển giao – toà án đó phải tiến hành theo Nguyên tắc 32.1(b)-(e).
(5) Trình diện tại quận không có thẩm quyền xét xử.
Nếu một người bị bắt hoặc trình diện tại quận không có thẩm quyền để điều hành phiên toà xem xét việc huỷ bỏ, thẩm phán sơ thẩm phải:
(A) tiến hành xét xử sơ bộ theo Nguyên tắc 32.1(b) nếu vi phạm bị cáo buộc xảy ra tại quận bắt, và cả việc:
(i) Chuyển giao người cho quận có thẩm quyền xét xử, nếu thẩm phán thấy có căn cứ về việc có vi phạm xảy ra; hoặc
(ii) Đình chỉ tố tụng và thông báo điều này cho toà án có thẩm quyền xét xử, nếu thẩm phán thấy không có căn cứ cho rằng có vi phạm xảy ra; hoặc
(B) Nếu vi phạm không xảy ra tại quận nơi tiến hành bắt, thì chuyển giao người đó cho quận có thẩm quyền xét xử nếu:
(i) Chính phủ đưa ra bản sao có công chứng phán quyết, lệnh bắt và văn bản áp dụng lệnh bắt, hoặc đưa ra bản sao các tài liệu có công chứng này bằng các phương tiện điện tử đáng tin cậy; và
(ii) Thẩm phán thấy người đó có đúng tên trong lệnh bắt.
(6) Tha hoặc giam.
Thẩm phán sơ thẩm có thể tha hoặc giam người theo quy định tại điều 3143(a) chương 18 Bộ luật Mỹ tạm hoãn các thủ tục tố tụng tiếp theo. Trách nhiệm chứng minh việc người này sẽ không chạy trốn hoặc gây nguy hiểm cho người khác hoặc cho cộng đồng thuộc về chính người đó.
(b) Huỷ bỏ.
(1) Xét xử sơ bộ.
(A) Quy định chung.
Nếu một người đang ở trong trại giam vì vi phạm điều kiện tha có giám sát hoặc quản chế, thẩm phán sơ thẩm phải tiến hành ngay việc xét xử để quyết định xem liệu có căn cứ để khẳng định vi phạm xảy ra. Người đó có thể từ chối việc xét xử này.
(B) Yêu cầu.
Việc xét xử phải được ghi âm bởi phóng viên toà án hoặc bởi một thiết bị ghi âm phù hợp. Thẩm phán phải đưa cho người này:
(i) Thông báo việc xét xử và mục đích, nội dung vi phạm,và quyền của người này được có người bào chữa hoặc yêu cầu chỉ định người bào chữa nếu người này không thể có được người bào chữa;
(ii) Cơ hội có mặt tại phiên xét xử và xuất trình chứng cứ; và
(iii) Sau khi có yêu cầu, cơ hội được hỏi nhân chứng đối nghịch, trừ khi thẩm phán quyết định là lợi ích chung không yêu cầu nhân chứng có mặt.
(C) Liên quan.
Nếu thấy có căn cứ, thẩm phán phải tiến hành phiên xét xử về việc huỷ bỏ tại ngoại. Nếu thấy không có căn cứ, thẩm phán phải đình chỉ tố tụng.
(2) Phiên toà xem xét việc huỷ bỏ tại ngoại.
Trừ khi người đó từ chối, toà án phải tiến hành xem xét việc huỷ bỏ trong thời hạn hợp lí tại quận có thẩm quyền xét xử. Người đó được quyền:
(A) Thông báo bằng văn bản về vi phạm bị cáo buộc;
(B) thông báo chứng cứ chống lại người này;
(C) Cơ hội trình diện, xuất trình chứng cứ, và hỏi nhân chứng đối nghịch trừ khi toà án quyết định là lợi ích của công lí không yêu cầu nhân chứng có mặt;
(D) Thông báo về quyền của người này được quyền có người bào chữa hoặc yêu cầu chỉ định người bào chữa nếu người này không thể có được người bào chữa; và
(E) Cơ hội đưa ra lời khai và tình tiết giảm nhẹ hình phạt.
(c) Sửa đổi.
(1) Quy định chung.
Trước khi sửa đổi các điều kiện cho việc tha có giám sát và quản chế, toà án phải tiến hành xét xử và người này có quyền có người bào chữa, có cơ hội đưa ra lời khai và trình bày tình tiết giảm nhẹ hình phạt.
(2) Ngoại lệ.
Không cần tiến hành phiên xét xử này nếu:
(A) người đó từ chối việc xét xử; hoặc
(B) Hình thức thay thế là có lợi cho người này và không gia hạn việc áp dụng biện pháp tha có giám sát và quản chế; và
(C) Luật sư của chính phủ đã nhận được thông báo về việc xin áp dụng biện pháp thay thế, đã có cơ hội hợp lí để phản đối và đã không phản đối.
(d) Khép lại Vụ án.
 Việc khép lại vụ án của toà án được điều chỉnh bởi điều 3563, 3565 (quản chế) và 3583 (tha có giám sát).
(e) Đưa ra lời khai.
Nguyên tắc 26.2(a)-(d) và (f) áp dụng trong khi xét xử theo nguyên tắc này. Nếu một bên không tuân thủ một lệnh theo Nguyên tắc 26.2 để đưa ra lời khai của nhân chứng, toà án không được xem xét lời khai đó.
Nguyên tắc 32.2. Tịch thu tài sản
(a) Thông báo cho Bị cáo.
Toà án không được ra quyết định tịch thu tài sản trong tố tụng hình sự trừ khi cáo trạng hoặc thông báo có bao gồm việc thông báo cho bị cáo là chính phủ sẽ coi việc tịch thu tài sản như là một phần của hình phạt theo luật áp dụng.
(b) Ra lệnh sơ bộ về việc tịch thu tài sản.
(1) Quy định chung.
Ngay khi thực tế cho phép sau khi đã có bản án hoặc kết luận có tội, hoặc sau khi chấp nhận lời thú tội hoặc không tranh luận, đối với tất cả tội danh trong cáo trạng hoặc thông báo liên quan đến việc tịch thu tài sản, toà án phải quyết định tịch thu tài sản nào theo luật áp dụng. Nếu chính phủ muốn tịch thu một tài sản cụ thể nào đó, toà án phải quyết định liệu chính phủ đã thiết lập được mối liên hệ cần phải có giữa tài sản và tội phạm hay chưa. Nếu chính phủ tìm kiếm một phán quyết về tiền của cá nhân, toà án phải quyết định số tiền bị cáo phải trả. Quyết định của toà án có thể dựa trên chứng cứ đã có trong hồ sơ, bao gồm các thoả thuận thú tội bằng văn bản hoặc, nếu việc tịch thu bị khiếu nại, chứng cứ hoặc thông tin do các bên trình bày tại phiên xét xử sau khi có bản án hoặc kết luận có tội.
(2) Lệnh sơ bộ.
Nếu thấy rằng tài sản phải bị tịch thu, toà án phải ngay lập tức ra lệnh sơ bộ tịch thu trong đó nêu rõ số lượng của phán quyết về tiền hoặc chỉ đạo việc tịch thu một tài sản cụ thể nào đó không liên quan đến toàn bộ hoặc một phần lợi ích của bên thứ ba. Việc quyết định liệu bên thứ ba có lợi ích liên quan hay không phải được chờ cho đến khi bên thứ ba nộp yêu cầu trong tố tụng lệ thuộc theo Nguyên tắc 32.2(c).
(3) Tịch thu tài sản.
Lệnh tịch thu sơ bộ uỷ quyền cho Tổng Chưởng lí (hoặc một người được chỉ định) thực hiện việc tịch thu tài sản; tiến hành bất kì việc điều tra nào toà án thấy phù hợp để xác định, định vị hoặc dịch chuyển tài sản; và tiến hành tố tụng phù hợp với các đạo luật nào điều chỉnh các quyền của bên thứ ba. Khi quyết định hình phạt – hoặc vào bất kì thời điểm nào trước khi quyết định hình phạt nếu bị cáo đồng ý – lệnh tịch thu có hiệu lực cuối cùng đối với bị cáo và phải được coi là một phần của hình phạt và được ghi trong bản án. Toà án có thể ghi trong lệnh tịch thu các điều kiện hợp lí cần thiết để giữ gìn giá trị tài sản trong quá trình chờ kháng cáo.
(4) Quyết định của Bồi thẩm đoàn.
Sau khi một bên có yêu cầu trong một vụ án bồi thẩm đoàn tuyên án có tội, bồi thẩm đoàn phải xem xét xác định chính phủ đã thiết lập được mối liên hệ thiết yếu giữa tài sản và tội phạm do bị cáo thực hiện hay chưa.
(c) Tố tụng lệ thuộc; Ra lệnh tịch thu tài sản cuối cùng.
(1) Quy định chung.
Như đã quy định trong luật, nếu bên thứ ba nộp đơn khẳng định có phần lợi ích liên quan trong tài sản bị tịch thu, toà án phải tiến hành thủ tục tố tụng lệ thuộc, nhưng không cần thủ tục này khi việc tịch thu có phán quyết về tiền.
(A) Trong thủ tục lệ thuộc, căn cứ vào đơn, toà án có thể bác đơn kiện vì thiếu căn cứ, vì không nêu được yêu cầu, hoặc vì lí do hợp pháp khác. Với mục đích của đơn, các tình tiết trình bày trong đơn kiện được cho là đúng.
(B) Sau khi giải quyết xong đơn được nộp theo Nguyên tắc 32.2(c)(1)(A) và trước khi tiến hành xét xử theo đơn kiện, toà án có thể cho phép các bên tiến hành điều tra theo Nguyên tắc Liên bang về Tố tụng Dân sự nếu toà án xác định việc điều tra là cần thiết hoặc đáp ứng mong muốn giải quyết các vấn đề thực tế. Khi việc điều tra kết thúc, một bên phải nộp đơn yêu cầu ra phán quyết cuối cùng theo Nguyên tắc Liên bang về Tố tụng Dân sự số 56.
(2) Ra lệnh cuối cùng.
Khi tố tụng lệ thuộc kết thúc, toà án phải ra lệnh tịch thu cuối cùng bằng cách sửa đổi lệnh sơ bộ cần thiết để giải quyết cho các quyền của bên thứ ba. Nếu không có bên thứ ba nào nộp đơn đúng hạn, lệnh sơ bộ trở thành lệnh tịch thu cuối cùng nếu toà án thấy rằng bị cáo (hoặc đồng bị cáo bị kết án trong vụ án) có lợi ích liên quan trong tài sản có thể bị tịch thu theo luật áp dụng. Bị cáo không thể phản đối việc ra lệnh cuối cùng trên cơ sở là một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc về một đồng bị cáo hoặc bên thứ ba; bên thứ ba cũng không thể phản đối lệnh cuối cùng trên cơ sở là bên thứ ba có lợi ích liên quan trong tài sản đó.
(3) Nhiều đơn kiện.
Nếu các bên thứ ba nộp nhiều đơn kiện cùng lúc trong một vụ án, không thể kháng cáo quyết định bác hoặc chấp nhận một đơn kiện cho đến khi có các quyết định giải quyết toàn bộ đơn kiện, trừ khi toà án quyết định là không có lí do chính đáng để trì hoãn.
(4) Tố tụng lệ thuộc không phải là một phần của hình phạt.
Tố tụng lệ thuộc không phải là một phần của hình phạt.
(d) tạm ngừng việc tịch thu chờ kháng cáo.
Nếu bị cáo kháng cáo việc kết tội hoặc quyết định tịch thu tài sản, toà án có thể giữ quyết định tịch thu dựa vào các điều khoản phù hợp để đảm bảo là tài sản vẫn sẵn sàng trong khi tạm hoãn chờ giải quyết kháng cáo. Việc giữ quyết định không làm trì hoãn tố tụng lệ thuộc hoặc việc xem xét các quyền hoặc lợi ích của bên thứ ba. Nếu toà án phán quyết có lợi cho bên thứ ba trong khi tạm hoãn kháng cáo, toà án có thể sửa đổi quyết định tịch thu nhưng không được chuyển giao bất kỳ phần lợi ích tài sản nào cho bên thứ ba cho đến khi quyết định kháng cáo có hiệu lực cuối cùng, trừ khi bị cáo đồng ý bằng văn bản hoặc ghi âm.
(e) Tài sản được định vị lại; Tài sản thay thế.
(1) Quy định chung.
Căn cứ và đơn của chính phủ, toà án có thể vào bất kì thời điểm nào ra quyết định tịch thu hoặc sửa đổi quyết định tịch thu đã ban hành để ghi rõ về tài sản:
(A) bị tịch thu theo một quyết định đã ban hành nhưng được định vị và xác định sau khi ra quyết định; hoặc
(B) Là tài sản thay thế đảm bảo tiêu chuẩn tịch thu theo luật áp dụng.
(2) Thủ tục.
Nếu chính phủ chứng minh là tài sản đó bị tịch thu theo Nguyên tắc 32.2(e)(1), toà án phải:
(A) Ra quyết định tịch thu tài sản đó, hoặc sửa đổi quyết định sơ bộ hoặc cuối cùng đã ban hành để ghi rõ về tài sản đó; và
(B) Nếu bên thứ ba nộp đơn yêu cầu giải quyết phần lợi ích có liên quan trong tài sản đó, tiến hành thủ tục lệ thuộc theo Nguyên tắc 32.2(c).
(3) Giới hạn xét xử bồi thẩm đoàn.
Bị cáo không được quyền xét xử bở bồi thẩm đoàn theo quy định tại Nguyên tắc 32.2(e).
Nguyên tắc 33. Xét xử lại
(a) Đơn của Bị cáo.
Căn cứ vào đơn của bị cáo, toà án có thể huỷ bỏ phán quyết và cho phép xét xử lại nếu thấy phù hợp với yêu cầu của công lý. Nếu vụ án bị xét xử không có bồi thẩm đoàn, toà án có thể lấy thêm lời khai và ra phán quyết mới.
(b) Thời điểm nộp đơn.
(1) Chứng cứ mới được phát hiện.
Đơn yêu cầu xét xử lại dựa vào chứng cứ mới được phát hiện phải được nộp trong vòng 3 năm sau khi có bản án hoặc kết luận có tội. Nếu đang chờ kháng cáo, toà án không thể chấp nhận đơn yêu cầu xét xử lại cho đến khi toà án cấp phúc thẩm trả lại vụ án.
(2) Căn cứ khác.
Đơn yêu cầu xét xử lại dựa vào bất kì lí do nào khác ngoài chứng cứ mới được phát hiện phải được nộp trong vòng 7 ngày sau khi có bản án hoặc kết luận có tội.
Nguyên tắc 34. Quyết định bắt
(a) Quy định chung.
Căn cứ vào đơn của bị cáo hoặc theo thẩm quyền của mình, toà án phải quyết định bắt nếu:
(1) Cáo trạng hoặc thông báo không cáo buộc một tội phạm; hoặc
(2) Toà án không có thẩm quyền xét xử về tội phạm bị cáo buộc.
(b) Thời hạn nộp đơn yêu cầu.
Bị cáo phải nộp đơn yêu cầu ra quyết định bắt trong vòng 7 ngày sau khi toà án chấp nhận bản án hoặc kết luận có tội, hoặc sau khi bị cáo đồng ý thú tội hoặc mặc nhiên thừa nhận.
Nguyên tắc 35. Sửa chữa hoặc giảm hình phạt
(a) Sửa chữa lỗi đã rõ ràng.
Trong vòng 7 ngày sau khi quyết định hình phạt, toà án có thể sửa chữa hình phạt do lỗi về số học, kỹ thuật hoặc lỗi rõ ràng khác.
(b) Giảm hình phạt do có sự trợ giúp đáng kể.
(1) Quy định chung.
Căn cứ vào đơn của chính phủ thực hiện trong vòng một năm sau khi kết án, toà án có thể giảm hình phạt nếu sau khi bị kết án, bị cáo đã có sự trợ giúp đáng kể trong việc điều tra hoặc truy tố một người khác.
(2) Trường hợp nộp đơn muộn.
Căn cứ vào đơn của chính phủ thực hiện sau một năm kể từ ngày kết án, toà án có thể giảm hình phạt nếu sự trợ giúp đáng kể của bị cáo liên quan đến:
(A) thông tin mà bị cáo cung cấp, thực tế bị cáo chỉ được biết trong vòng một năm hoặc hơn tính từ ngày kết án;
(B) Thông tin bị cáo cung cấp cho chính phủ trong vòng một năm sau khi kết án, nhưng không có ích cho chính phủ cho đến hơn một năm sau khi kết án; hoặc
(C) Thông tin mà bị cáo không thể dự đoán được lợi ích cho đến hơn một năm sau khi kết án và được cung cấp ngay lập tức cho chính phủ sau khi bị cáo nhận thức được lợi ích của thông tin này.
(3) Đánh giá sự trợ giúp đáng kể.
Khi đánh giá về sự trợ giúp đáng kể của bị cáo, toà án có thể xem xét về sự trợ của bị cáo trước khi kết án.
(4) Dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.
Khi thực hiện theo Nguyên tắc 35(b), toà án có thể giảm hình phạt xuống mức thấp hơn mức hình phạt tối thiểu theo luật.
(c) Khái niệm “kết án”.
Trong nguyên tắc này, “kết án” được hiểu là tuyên bố bằng lời nói về hình phạt.
Nguyên tắc 36. Lỗi ghi chép
Sau khi ra thông báo được cho là phù hợp, toà án có thể vào bất kì thời điểm nào sửa chữa lỗi ghi chép trong phán quyết, quyết định hoặc phần khác trong hồ sơ, hoặc sửa lỗi trong hồ sơ phát sinh do sơ suất hoặc bỏ quên.
Nguyên tắc 38. Hoãn thi hành án hoặc tình trạng không có năng lực pháp lí
(a) Tử hình.
Toà án phải hoãn thi hành hình phạt tử hình nếu bị cáo kháng cáo bản án hoặc hình phạt.
(b) Hình phạt tù.
(1) Cho phép hoãn.
Nếu bị cáo được thả tự do trong khi chờ kháng cáo, toà án phải hoãn thi hành hình phạt tù.
(2) Từ chối hoãn; Nơi giam giữ.
Nếu bị cáo không được thả trong khi chờ kháng cáo, toà án có thể đề nghị với Tổng Chưởng lí là bị cáo cần được giam gần nơi xét xử hoặc việc kháng cáo trong thời gian hợp lí cần thiết cho phép bị cáo hỗ trợ trong khi chuẩn bị kháng cáo.
(c) Phạt tiền.
Nếu bị cáo kháng cáo, toà án quận, hoặc toà phúc thẩm theo Nguyên tắc Liên bang về Thủ tục Phúc thẩm số 8, có thể tạm hoãn thi hành một hình phạt để trả tiền phạt hoặc hình phạt tiền và các chi phí. Toà án có thể hoãn thi hành hình phạt căn cứ vào bất kì điều khoản nào được coi là phù hợp và có thể yêu cầu bị cáo:
(1) Gửi toàn bộ hoặc một phần tiền phạt và chi phí vào phòng đăng ký chờ kháng cáo của toà án quận;
(2) Phát hành trái phiếu để trả tiền phạt hoặc chi phí; hoặc
(3) đăng ký kiểm tra liên quan đến tài sản của bị cáo và, nếu thích hợp, yêu cầu bị cáo không được tẩu tán tài sản.
(d) Quản chế.
Nếu bị cáo kháng cáo, toà án có thể hoãn thi hành hình phạt quản chế và phải ấn định thời hạn cụ thể.
(e) Trả lại tài sản và thông báo cho nạn nhân.
(1) Quy định chung.
Nếu bị cáo kháng cáo, toà án quận, hoặc toà án phúc thẩm theo Nguyên tắc Liên bang về Thủ tục Phúc thẩm số 8, căn cứ vào điều khoản phù hợp có thể hoãn thi hành hình phạt về yêu cầu trả lại tài sản theo điều 3556 chương 18 Bộ luật Mỹ hoặc thông báo theo điều 3555 chương 18 Bộ luật Mỹ.
(2) Đảm bảo việc tuân thủ.
Toà án có thể ban hành bất kì lệnh nào thấy cần thiết để đảm bảo việc tuân thủ quyết định trả lại tài sản hoặc yêu cầu thông báo sau khi giải quyết xong kháng cáo, bao gồm:
(A) quyết định ngăn ngừa;
(B) quyết định cưỡng chế;
(C) quyết định yêu cầu bị cáo gửi một phần hoặc toàn bộ tiền phải trả vào phòng đăng ký của toà án quận; hoặc
(D) quyết định yêu cầu bị cáo phát hành trái phiếu.
(f) Tịch thu.
Việc hoãn thi hành quyết định tịch thu được điều chỉnh bởi Nguyên tắc 32.2(d).
(g) Mất năng lực pháp lí.
Nếu bản án hoặc hình phạt của bị cáo làm mất năng lực pháp lý về lao động hoặc dân sự theo luật liên bang, toà án quận, hoặc toà phúc thẩm theo Nguyên tắc Liên bang về Thủ tục Kháng cáo số 8, có thể hoãn thi hành việc tuyên bố mất năng lực pháp lí để chờ kháng cáo căn cứ vào bất kì điều khoản nào phù hợp. Toà án có thể ban hành bất kì quyết định nào cần thiết và hợp lí để bảo vệ lợi ích bị ảnh hưởng bởi việc bị mất năng lực pháp lý này trong thời gian chờ kháng cáo, bao gồm một quyết định ngăn ngừa hoặc quyết định cưỡng chế.
Nguyên tắc 40. Bắt vì không trình diện tại một quận khác
(a) Quy định chung.
Một người phải bị đưa ngay tới trước một thẩm phán sơ thẩm tại quận nơi bắt nếu người này bị bắt theo một lệnh do quận khác ban hành vì lý do:
(i) Không trình diện theo quy định của các điều khoản tha người đó theo điều từ 3141-3156 chương 18 Bộ luật Mỹ hoặc theo một lệnh triệu tập; hoặc
(ii) Vi phạm các điều kiện thả tự do được quy định tại một quận khác.
(b) Tố tụng.
Thẩm phán phải tiến hành tố tụng theo Nguyên tắc 5(c)(3) khi có thể áp dụng.
(c) Lệnh giam hoặc tha.
Thẩm phán có thể sửa đổi bất kì lệnh giam hoặc tha nào được ban hành tại quận khác, nhưng phải tuyên bố bằng văn bản lí do cho việc sửa đổi này.
Nguyên tắc 41. Khám xét và bắt giữ
(a) Phạm vi và khái niệm.
(1) Phạm vi.
Nguyên tắc này không sửa đổi bất kì đạo luật nào điều chỉnh việc khám xét hoặc bắt giữ, hoặc việc ban hành và thi hành lệnh bắt trong những trường hợp đặc biệt.
(2) Khái niệm.
Các khái niệm sau được áp dụng theo nguyên tắc này:
(A) “Tài sản” bao gồm tài liệu, sách, giấy tờ, các đồ vật hữu hình và thông tin.
(B) “Ban ngày” có nghĩa là thời gian từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối theo giờ địa phương.
(C) “Nhân viên thực thi pháp luật liên bang” có nghĩa là một người đại diện cho chính phủ (ngoài luật sư của chính phủ) tham gia vào việc thực thi luật hình sự và thuộc diện các nhân viên được Tổng Chưởng lí uỷ quyền để yêu cầu một lệnh khám xét.
(D) “Khủng bố trong nước” và “khủng bố quốc tế” có ý nghĩa được quy định trong điều 2331 chương 18 Bộ luật Mỹ.
(E) “Thiết bị truy tìm” có ý nghĩa được quy định trong điều 3117(b) chương 18 Bộ luật Mỹ.
(b) Thẩm quyền ban hành lệnh bắt.
Theo yêu cầu của nhân viên thực thi pháp luật liên bang hoặc luật sư của chính phủ:
(1) Thẩm phán sơ thẩm có thẩm quyền trong quận đó hoặc thẩm phán của toà án bang nơi có hồ sơ (nếu không có thẩm phán sơ thẩm vì lý do chính đáng) có thẩm quyền ban hành lệnh khám xét và bắt giữ người hoặc tài sản hiện đang trong địa bàn quận đó;
(2) Thẩm phán sơ thẩm có thẩm quyền ở quận đó có quyền ban hành lệnh đối với người hoặc tài sản ngoài phạm vi quận đó nếu người hoặc tài sản nằm ở quận đó khi lệnh được ban hành nhưng có thể di chuyển hoặc bị di chuyển ra bên ngoài quận trước khi lệnh được thi hành;
(3) Khi điều tra khủng bố trong nước hoặc khủng bố quốc tế, thẩm phán sơ thẩm với thẩm quyền trong bất kì quận nào mà ở đó các hoạt động liên quan đến khủng bố có thể xảy ra có thẩm quyền ban hành lệnh đối với người hoặc tài sản trong hoặc ngoài phạm vi quận đó; và
(4) Thẩm phán sơ thẩm có thẩm quyền tại quận đó có quyền ban hành lệnh cài đặt thiết bị truy tìm trong phạm vi quận đó; lệnh này có thể uỷ quyền sử dụng thiết bị để theo dõi hoạt động của người hoặc tài sản nằm trong hoặc ngoài phạm vi của quận hoặc cả hai.
(c)  Người hoặc tài sản bị khám xét hoặc thu giữ.
Có thể ban hành lệnh đối với:
(1) Chứng cứ về một tội phạm;
(2) Hàng buôn lậu, tài sản có được do phạm tội, hoặc các đồ vật khác được sở hữu bất hợp pháp;
(3) Tài sản được thiết kế để sử dụng, có ý định để sử dụng hoặc được sử dụng để phạm tội; hoặc
(4) một người cần phải bị bắt hoặc người đang bị tạm giữ bất hợp pháp.
(d) Đề nghị ban hành lệnh.
(1) Quy định chung. Sau khi nhận được một bản khai hoặc thông báo khác, thẩm phán sơ thẩm – hoặc nếu được uỷ quyền theo Nguyên tắc 41(b) là thẩm phán toà án bang nơi có hồ sơ – phải ban hành lệnh nếu có căn cứ để khám xét hoặc thu giữ người hoặc tài sản hoặc cài đặt và sử dụng thiết bị theo dõi.
(2) Đề nghị ban hành lệnh với sự hiện diện của thẩm phán.
(A) Quy định chung. Thẩm phán sơ thẩm có thể ban hành lệnh dựa trên thông tin trao đổi qua điện thoại hoặc các phương tiện điện tử đáng tin cậy khác.
(B) Ghi âm lời khai. Sau khi biết được có người nộp đơn yêu cầu ban hành lệnh theo Nguyên tắc 4(d)(3)(A), thẩm phán sơ thẩm phải:
(i) Tiến hành việc tuyên thệ đối với người nộp đơn và bất kì ai có lời khai làm căn cứ cho đơn yêu cầu; và
(ii) Ghi âm toàn bộ cuộc đối thoại với thiết bị ghi âm thích hợp, nếu có, hoặc bởi một phóng viên toà án, hoặc bằng văn bản.
(C) Ghi âm lời khai.
Lời khai được dùng làm căn cứ cho việc ban hành lệnh phải được ghi âm bởi phóng viên toà án hoặc bởi một thiết bị ghi âm phù hợp, và thẩm phán phải nộp bản ghi chi tiết hoặc băng ghi âm cho thư kí toà cùng với toàn bộ bản khai.
(3) Yêu cầu một lệnh bằng điện thoại hoặc phương tiện khác.
(A) Quy định chung.
Thẩm phán sơ thẩm có thể ban hành lệnh dựa trên thông tin trao đổi qua điện thoại hoặc phương tiện phù hợp khác, bao gồm việc chuyển fax.
(B) Ghi âm lời khai.
Sau khi biết có người nộp đơn yêu cầu ban hành một lệnh, thẩm phán sơ thẩm phải:
(i) Tiến hành tuyên thệ đối với người nộp đơn và bất kì ai có lời khai làm căn cứ cho đơn yêu cầu; và
(ii) Ghi âm toàn bộ cuộc trao đổi bằng thiết bị ghi âm phù hợp, nếu có, hoặc do phóng viên toà án, hoặc viết ra văn bản.
(C) Chứng nhận lời khai.
Thẩm phán sơ thẩm phải có các bản ghi chép của phóng viên toà án hoặc băng ghi âm, chứng nhận sự chính xác của văn bản ghi chép, và nộp bản sao ghi âm và bản ghi nội dung ghi âm cho thư kí toà án. Toàn bộ văn bản ghi âm nguyên văn phải được thẩm phán sơ thẩm kí tên và nộp cho thư kí toà.
(D) giới hạn việc bỏ qua chứng cứ.
Nếu không xác định được có ý đồ xấu, chứng cứ có được từ một lệnh ban hành theo Nguyên tắc 41(d)(3)(A) không thể bị bỏ qua với lý do là việc ban hành lệnh theo cách đó là không hợp lí trong hoàn cảnh cụ thể này.
(e) Ban hành lệnh.
(1) Quy định chung. Thẩm phán sơ thẩm hoặc thẩm phán toà án bang nơi có hồ sơ phải ban hành lệnh cho một nhân viên được uỷ quyền thực hiện.
(2) Nội dung của Lệnh.
(A) Lệnh khám xét hoặc bắt giữ người hoặc tài sản.
Trừ lệnh cài đặt thiết bị theo dõi, nội dung lệnh phải xác định được người hoặc tài sản bị khám xét, thu giữ và chỉ rõ thẩm phán sơ thẩm sẽ là người nhận lại lệnh. Lệnh phải yêu cầu nhân viên:
(i) Thi hành lệnh trong khoảng thời gian cụ thể không quá 10 ngày;
(ii) Thi hành lệnh vào ban ngày, trừ khi thẩm phán vì lí do chính đáng uỷ quyền việc thi hành vào thời điểm khác; và
(iii) Trả lại lệnh cho người thẩm phán sơ thẩm được ghi trong lệnh.
(B) Lệnh đối với thiết bị theo dõi. Lệnh cài đặt thiết bị theo dõi phải xác định rõ người hoặc tài sản bị theo dõi, nêu cụ thể người thẩm phán sơ thẩm được nhận lại lệnh, và khoảng thời gian hợp lí mà thiết bị có thể được sử dụng. Thời gian thực hiện không được vượt quá 45 ngày kể từ ngày ban hành lệnh. Khi thấy có căn cứ, toà án có thể cho phép gia hạn một hoặc nhiều lần trong thời hạn hợp lí mà mỗi lần gia hạn không quá 45 ngày. Lệnh phải yêu cầu nhân viên:
(i) Hoàn thành việc cài đặt được quy định trong lệnh trong thời gian cụ thể không vượt quá 10 ngày theo lịch;
(ii) Tiến hành việc cài đặt vào ban ngày, trừ khi thẩm phán vì lí do chính đáng yêu cầu vào một thời điểm khác; và
(iii) Trả lại lệnh cho thẩm phán được ghi trong lệnh.
(C) Trả lại lệnh cho người thẩm phán sơ thẩm được ghi trong lệnh.
(3) Ban hành lệnh bằng điện thoại hoặc các biện pháp khác. Nếu thẩm phán sơ thẩm quyết định tiến hành theo nguyên tắc 41(d)(3)(A), các thủ tục phụ thêm sau đây được áp dụng:
(A) Chuẩn bị hai lệnh gốc theo đề nghị. Người đề nghị phải chuẩn bị “hai lệnh gốc trù định” và phải đọc hoặc truyền tải bằng cách khác nguyên văn nội dung tài liệu đó cho thẩm phán sơ thẩm.
(B) Chuẩn bị một lệnh gốc. Nếu người đề nghị đọc nội dung của hai lệnh gốc trù định, thẩm phán sơ thẩm phải đưa các nội dung này vào một lệnh gốc. Nếu người đề nghị truyền tải nội dung thông qua các phương tiện điện tử đáng tin cậy, việc chuyển giao đó có thể coi là lệnh gốc.
(C) Sửa đổi. Thẩm phán sơ thẩm có thể sửa đổi lệnh gốc. Thẩm phán phải truyền tải toàn bộ lệnh gốc được sửa đổi cho người đề nghị bằng các phương tiện điện tử đáng tin cậy theo Nguyên tắc 41(e)(3)(D) hoặc chỉ đạo người đề nghị phải sửa đổi hai lệnh gốc trù định một cách tương ứng.
(D) Ký lệnh. Sau khi quyết định ban hành lệnh, thẩm phán sơ thẩm phải ngay lập tức kí lệnh gốc, điền ngày và thời gian ban hành, và truyền tải lệnh bằng các phương tiện điện tử đáng tin cậy cho người đề nghị hoặc chỉ đạo người đề nghị viết tên thẩm phán vào hai lệnh gốc.
(f) Thực hiện và trả lại lệnh.
(1) Lệnh khám xét và bắt giữ người hoặc tài sản.
(A) Ghi chép thời gian. Nhân viên thi hành lệnh phải ghi trong lệnh chính xác ngày và thời gian thi hành.
(B) Bảng kê. Nhân viên có mặt trong quá trình thi hành lệnh phải chuẩn bị và kiểm tra bảng kê tài sản bị thu giữ. Nhân viên này phải làm những việc trên với sự có mặt của một nhân viên khác và người đang quản lý hoặc chủ sở hữu tài sản bị thu giữ. Nếu cả hai người này đều không có mặt, nhân viên này phải chuẩn bị và kiểm tra bảng kê với sự có mặt của ít nhất một người có tín nhiệm khác.
(C) Giấy biên nhận. Nhân viên thi hành lệnh phải đưa một bản sao của lệnh và giấy biên nhận tài sản bị thu giữ cho người quản lí hoặc sở hữu tài sản bị thu giữ hoặc để lại một bản sao lệnh và giấy biên nhận tại nơi nhân viên tiến hành thu giữ tài sản.
(D) Trả lại. Nhân viên thi hành lệnh phải trả lại lệnh ngay cùng với bản sao bảng kê cho thẩm phán sơ thẩm có tên trên lệnh. Theo yêu cầu, thẩm phán phải đưa một bản sao bảng kê cho người quản lí hoặc sở hữu tài sản bị thu giữ và cho người nộp đơn yêu cầu ban hành lệnh.
(2) Lệnh đối với thiết bị theo dõi.
(A) Ghi thời gian. Nhân viên thi hành lệnh cài đặt thiết bị theo dõi phải ghi vào lệnh chính xác ngày và giờ cài đặt thiết bị và thời hạn được sử dụng thiết bị này.
(B) Trả lại. Trong vòng 10 ngày theo lịch sau khi kết thúc việc sử dụng thiết bị theo dõi, nhân viên thi hành lệnh phải trả lại cho thẩm phán có tên trên lệnh.
(C) Thực hiện. Trong vòng 10 ngày theo lịch sau khi kết thúc việc sử dụng thiết bị theo dõi, nhân viên thi hành lệnh cài đặt thiết bị theo dõi phải gửi một bản sao lệnh này cho người bị theo dõi và người có tài sản bị theo dõi. Công việc có thể được hoàn tất bằng cách gửi bản sao cho người, hoặc người có tài sản, bị theo dõi; hoặc bằng cách để lại một bản sao tại nơi cư trú của người này hoặc một nơi ở thường xuyên với một người ở độ tuổi phù hợp và cẩn thận cư trú tại địa điểm đó và bằng cách gửi qua đường bưu điện một bản sao tới địa chỉ biết được cuối cùng của người đó. Căn cứ vào yêu cầu của chính phủ, thẩm phán có thể trì hoãn thông báo theo quy định tại Nguyên tắc 41(f)(3).
(3) Trì hoãn Thông báo. Căn cứ vào yêu cầu của chính phủ, thẩm phán sơ thẩm – hoặc nếu được uỷ quyền theo Nguyên tắc 41(b) là thẩm phán toà án bang nơi có hồ sơ -- có thể trì hoãn bất kì thông báo nào được yêu cầu theo nguyên tắc này nếu việc trì hoãn được pháp luật cho phép.
(4) Trả lại.
Nhân viên thi hành lệnh phải trả lại lệnh ngay lập tức cùng với một bản sao bản kê cho thẩm phán sơ thẩm có tên trên lệnh. Theo yêu cầu, thẩm phán phải đưa một bản sao bản kê cho người quản lí hoặc sở hữu tài sản bị thu giữ và cho người nộp đơn yêu cầu ban hành lệnh.
(g) Đơn yêu cầu trả lại tài sản.
Người bị thiệt hại do việc khám xét và thu giữ tài sản bất hợp pháp hoặc do hậu quả của việc bị thu giữ tài sản có thể nộp đơn yêu cầu trả lại tài sản. Đơn phải được nộp tại quận nơi tài sản bị thu giữ. Toà án phải thu nhận chứng cứ dựa vào bất kỳ vấn đề thực tế cần thiết nào để giải quyết đơn. Nếu chấp nhận đơn, toà án phải trả lại tài sản cho người nộp đơn, nhưng có thể ấn định những điều kiện hợp lí để bảo vệ việc tiếp cận và sử dụng tài sản ở những giai đoạn tố tụng sau.
(h) Đơn yêu cầu bỏ qua.
Bị cáo có thể nộp đơn yêu cầu bỏ qua chứng cứ tại toà án nơi tiến hành xét xử, như quy định tại Nguyên tắc 12.
(i) Chuyển giấy tờ cho thư kí toà.
Thẩm phán sơ thẩm nhận lại lệnh phải gắn kèm vào lệnh một bản sao của lệnh trả lại, của bản kê, và toàn bộ giấy tờ khác liên quan và phải giao những giấy tờ này cho thư kí toà tại quận nơi tài sản bị thu giữ.
Nguyên tắc 42. Tội khinh thường[6]
(a) Giải quyết sau khi có Thông báo.
Bất kì ai phạm tội khinh thường có thể bị trừng phạt về tội này sau khi truy tố bằng thông báo.
(1) Thông báo.
Toà án phải đưa cho người này bản thông báo tại phiên toà công khai, trong một quyết định có nêu nguyên nhân, hoặc trong một lệnh bắt. Bản thông báo phải:
(A) Tuyên bố thời gian và địa điểm xét xử;
(B) Cho phép bị cáo thời gian hợp lí để chuẩn bị việc bào chữa; và
(C) Tuyên bố những tình tiết là yếu tố cấu thành tội khinh thường bị truy tố và miêu tả về tội phạm này.
(2) Chỉ định công tố viên.
Toà án phải yêu cầu tội khinh thường bị truy tố bởi một luật sư của chính phủ, trừ khi lợi ích của công lí đòi hỏi việc chỉ định một luật sư khác. Nếu chính phủ từ chối yêu cầu này, toà án phải chỉ định một luật sư khác để truy tố.
(3) Xét xử và giải quyết.
Người bị truy tố về tội khinh thường được quyền xét xử bởi bồi thẩm đoàn trong bất kì trường hợp nào theo luật liên bang và phải được xem xét tha hoặc giam theo quy định tại Nguyên tắc 46. Nếu tội khinh thường liên quan đến việc thiếu tôn trọng hoặc chỉ trích một thẩm phán thì thẩm phán đó không được chủ toạ phiên toà xét xử vụ án này trừ khi bị cáo đồng ý. Căn cứ vào kết luận hoặc bản án tuyên có tội, toà án phải quyết định hình phạt.
(b) Giải quyết giản lược.
Khi không liên quan đến bất kì quy định nào khác của các nguyên tắc này, toà án (ngoại trừ một thẩm phán sơ thẩm) có thể trừng phạt một người phạm tội khinh thường ngay khi xảy ra nếu thẩm phán nhìn hoặc nghe thấy hành vi khinh thường đó và xác nhận điều này; thẩm phán sơ thẩm có thể trừng phạt một người bằng thủ tục giản lược theo quy định tại điều 636(e) chương 28 Bộ luật Mỹ. Quyết định về tội khinh thường phải nói rõ các tình tiết, được thẩm phán kí tên và nộp cho thư kí toà.
Nguyên tắc 43. Sự có mặt của bị cáo
(a) Thời điểm yêu cầu có mặt.
Trừ khi nguyên tắc này, Nguyên tắc 5 hoặc Nguyên tắc 10 có quy định khác, bị cáo phải có mặt tại:
(1) Phiên trình diện ban đầu, quyết định truy tố sơ bộ, và việc thú nhận;
(2) Trong tất cả các giai đoạn xét xử, bao gồm việc triệu tập bồi thẩm đoàn và tuyên án; và
(3) tuyên bố hình phạt.
(b) Khi không được yêu cầu.
Bị cáo không cần có mặt trong những trường hợp sau:
(1) Bị cáo là tổ chức.
Bị cáo là tổ chức đã có luật sư đại diện có mặt.
(2) Tội phạm ít nghiêm trọng.
Tội phạm có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù dưới một năm, hoặc cả hai, và có sự đồng ý bằng văn bản của bị cáo, toà án cho phép việc quyết định truy tố, thú nhận, xét xử và kết án được tiến hành vắng mặt bị cáo.
(3) Phiên họp hoặc xem xét một vấn đề pháp lí.
Thủ tục tố tụng chỉ liên quan đến phiên họp hoặc xem xét một vấn đề pháp lí.
(4) Sửa hình phạt.
Thủ tục tố tụng liên quan đến việc sửa đổi hoặc giảm hình phạt theo Nguyên tắc 35 hoặc điều 3582(c) chương 18 Bộ luật Mỹ.
(c) Từ chối việc tiếp tục có mặt.
(1) Quy định chung.
Bị cáo mà đã có mặt tại phiên toà xét xử ngay từ đầu, hoặc đã đồng ý nhận tội hoặc mặc nhiên thừa nhận, được từ bỏ quyền có mặt trong những trường hợp sau:
(A) bị cáo tình nguyện vắng mặt sau khi phiên toà xét xử đã bắt đầu, không liên quan đến việc liệu toà án đã thông báo cho bị cáo về nghĩa vụ có mặt trong khi xét xử hay chưa;
(B) Trong vụ án không có hình phạt tử hình, bị cáo tình nguyện vắng mặt khi kết án; hoặc
(C) toà án cảnh cáo bị cáo là sẽ đuổi bị cáo khỏi phòng xử án vì hành vi gây rối, nhưng bị cáo vẫn tiếp tục có những hành vi mà cần thiết phải áp dụng việc đuổi khỏi phòng xử án.
(2) Hậu quả của việc từ chối quyền có mặt.
Nếu bị cáo từ chối quyền có mặt, việc xét xử có thể tiến hành cho đến khi kết thúc, bao gồm việc tuyên án và kết án, trong khi bị cáo vắng mặt.
Nguyên tắc 44. Quyền có và chỉ định người bào chữa
(a) Quyền có người bào chữa chỉ định.
Bị cáo mà không thể tự tìm được người bào chữa được quyền có người bào chữa chỉ định để đại diện cho bị cáo trong toàn bộ tiến trình tố tụng từ khi trình diện ban đầu cho đến khi kháng cáo, trừ khi bị cáo khước từ quyền này.
(b) Thủ tục chỉ định.
Luật liên bang và các nguyên tắc của toà án địa phương điều chỉnh thủ tục thực hiện quyền có người bào chữa.
(c) Thẩm tra việc đồng đại diện.
(1) Đồng đại diện.
Đồng đại diện xảy ra khi:
(A) Hai hoặc nhiều bị cáo cùng bị truy tố theo Nguyên tắc 8(b) hoặc được nhập để xét xử theo Nguyên tắc 13; và
(B) Các bị cáo được đại diện bởi cùng một người bào chữa, hoặc nhiều người bào chữa là các cộng sự trong nghề luật.
(2) Trách nhiệm của toà án trong các vụ án đồng đại diện.
Toà án phải thẩm tra ngay tính hợp pháp của việc đồng đại diện và phải tư vấn cho từng cá nhân bị cáo về quyền được trợ giúp hiệu quả từ người bào chữa, bao gồm cả việc đại diện riêng rẽ. Trừ khi có lí do chính đáng để tin rằng không có xung đột lợi ích nào phát sinh, toà án phải tiến hành các biện pháp phù hợp để bảo đảm quyền của mỗi bị cáo được có người bào chữa.
Nguyên tắc 45. Tính toán thời gian và gia hạn
(a) Tính toán thời gian.
Các nguyên tắc sau được áp dụng khi tính toán các thời hạn được quy định cụ thể trong các nguyên tắc này, các nguyên tắc địa phương, hoặc các lệnh của toà án:
(1) Ngày của sự kiện được loại trừ.
Loại trừ ngày xảy ra hành vi, sự kiện hoặc mặc định bắt đầu thời hạn.
(2) Loại trừ các thời hạn ngắn.
Loại trừ các ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ khi thời hạn ít hơn 11 ngày.
(3) Ngày cuối cùng.
Bao gồm ngày cuối cùng của thời hạn trừ khi trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ lễ hoặc ngày mà thời tiết hoặc các điều kiện khác cản trở việc đi đến văn phòng thư kí toà án. Khi ngày cuối cùng bị loại trừ, thời hạn tiếp tục cho đến hết ngày kế tiếp mà không phải là ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ hoặc ngày không thể đến được văn phòng thư kí toà.
(4) Khái niệm “Ngày lễ”.
Được sử dụng trong nguyên tắc này, “ngày lễ” có nghĩa là:
(A) ngày được luật đặt ra theo:
(i) Ngày đầu năm mới;
(ii) Ngày sinh Martin Luther King;
(iii) Ngày sinh Washington;
(iv) Ngày tưởng niệm;
(v) Ngày độc lập;
(vi) Ngày lao động;
(vii) Ngày Colombus;
(viii) Ngày cựu chiến binh;
(ix) Ngày lễ tạ ơn;
(x) Ngày giáng sinh; và
(B) bất kì một ngày nào khác được Tổng thống, Quốc hội hoặc bang nơi có trụ sở của toà án quận tuyên bố là ngày lễ.
(b) Gia hạn.
(1) Quy định chung.
Khi một hành vi phải hoặc có thể được thực hiện trong một thời hạn cụ thể, toà án có thể tự gia hạn, hoặc vì lí do chính đáng có thể gia hạn dựa vào đơn của một bên được thực hiện:
(A) trước khi hết thời hạn được quy định ban đầu hoặc được gia hạn trước đó; hoặc
(B) sau khi hết hạn nếu các bên không nộp đơn do sơ ý mà có thể chấp nhận được.
(2) Ngoại lệ.
Toà án có thể không gia hạn để thực hiện bất cứ việc gì theo Nguyên tắc 35, trừ khi đã được quy định trong nguyên tắc đó.
(c) Thời hạn thêm sau khi tống đạt tài liệu.
Khi một bên phải hoặc có thể thực hiện trong một thời hạn cụ thể sau khi nhận tống đạt và việc tống đạt được thực hiện theo phương thức được quy định trong Nguyên tắc liên bang về tố Tụng Dân sự 5(b)(2)(B), (C) hoặc (D), được tính thêm 3 ngày vào thời hạn mà sẽ bị hết hạn theo quy định tại tiểu phần (a).
Nguyên tắc 46. Thả tự do; Giám sát việc giam giữ
(a) Trước khi xét xử.
Các quy định của các điều 3142 và 3144 chương 18 Bộ luật Mỹ điều chỉnh việc tha trước khi xét xử.
(b) Trong khi xét xử.
Người được tha trước khi xét xử tiếp tục được tự do trong khi xét xử với cùng điều kiện và điều khoản áp dụng. Nhưng toà án có thể yêu cầu các điều kiện và điều khoản khác hoặc huỷ bỏ việc tha nếu cần thiết để đảm bảo là người đó sẽ có mặt trong quá trình xét xử hoặc hành vi của người đó sẽ không làm cản trở trật tự và tiến trình xét xử khẩn trương tại toà.
(c) Hoãn kết án hoặc kháng cáo.
Các quy định của điều 3143 chương 18 Bộ luật Mỹ điều chỉnh việc tha trong khi tạm hoãn kết án hoặc kháng cáo. Trách nhiệm chứng minh bị cáo sẽ không chạy trốn hoặc gây nguy hiểm cho người khác hoặc cho cộng đồng thuộc về bị cáo.
(d) Tạm hoãn xét xử vì vi phạm việc quản chế hoặc tha có giám sát.
Nguyên tắc 32.1(a)(6) điều chỉnh việc tha trong khi tạm hoãn xét xử vì vi phạm việc quản chế hoặc tha có giám sát.
(e) Người bảo đảm.
Toà án không được chấp nhận giấy cam kết trừ khi người bảo đảm có đủ tiêu chuẩn. Bất kì người bảo đảm nào, trừ doanh nghiệp được công nhận hợp pháp, phải chứng minh trong bản cam đoan là có đủ tài sản. Toà án có thể yêu cầu nội dung bản cam đoan phải ghi rõ:
(1) tài sản mà người bảo đảm định dùng để bảo đảm;
(2) bất kì sự trở ngại nào đối với tài sản đó;
(3) số lượng và khối lượng của cam kết bảo lãnh nào khác chưa được giải quyết do người bảo đảm đó thực hiện; và
(4) trách nhiệm khác của người bảo đảm.
(f) Tịch thu tiền bảo lãnh.
(1) Tuyên bố.
Toà án phải tuyên bố tiền bảo lãnh bị tịch thu nếu điều kiện cam kết bị vi phạm.
(2) Loại bỏ.
Toà án có thể loại bỏ toàn bộ hoặc một phần tiền của việc tịch thu tiền bảo lãnh dựa vào các điều kiện mà toà án có thể quy định nếu:
(A) sau đó người bảo đảm dẫn giải vào trại giam người được tha theo giấy cam kết có mặt của người bảo đảm; hoặc
(B) có dấu hiệu là công lí không yêu cầu việc tịch thu tiền bảo lãnh.
(3) Thực thi.
(A) Phán quyết và Thi hành Vắng mặt.
Nếu không loại bỏ việc tịch thu tiền bảo lãnh, toà án phải, dựa vào đơn của chính phủ, ra một phán quyết vắng mặt.
(B) Thẩm quyền xét xử và Tống đạt.
Bằng việc cam kết, mỗi người bảo đảm nộp cho toà án quận có thẩm quyền và chỉ định nhất quán thư kí quận làm đại diện để nhận việc tống đạt bất kì giấy tờ nào ảnh hưởng đến trách nhiệm của mình.
(C) Đơn yêu cầu Thực thi.
Căn cứ vào đơn của chính phủ, toà án có thể thực thi trách nhiệm của người bảo đảm mà không có một hành động độc lập. Chính phủ phải gửi bất kì đơn, và thông báo nếu toà án yêu cầu, cho thư kí toà án quận. Sau khi nhận được, thư kí toà phải ngay lập tức gửi qua đường bưu điện một bản sao cho người bảo đảm theo địa chỉ cuối cùng được biết.
(4) Giảm mức tiền bị tịch thu.
Sau khi ra phán quyết theo Nguyên tắc 46(f)(3), toà án có thể giảm toàn bộ hoặc một phần mức tiền bị tịch thu trong phán quyết theo cùng điều kiện được quy định theo Nguyên tắc 46(f)(2).
(g) Miễn trách nhiệm.
Toà án phải miễn trách nhiệm cho người bảo đảm và trả lại tiền bảo lãnh khi điều kiện cam kết được thực hiện hoặc khi toà án đã loại ra hoặc miễn việc tịch thu. Toà án phải miễn trách nhiệm cho người bảo đảm đã gửi tiền mặt với số lượng ghi trong cam kết hoặc dẫn giải bị cáo đến trại giam đúng hạn.
(h) Giám sát việc giam giữ chờ xét xử.
(1) Quy định chung.
Để huỷ bỏ việc giam giữ không cần thiết, toà án phải giám sát việc giam giữ trong phạm vi quận đối với các bị cáo chờ xét xử và bất kì ai bị tạm giữ với tư cách nhân chứng quan trọng.
(2) Báo cáo.
Luật sư của chính phủ phải báo cáo hàng tuần cho toà án, lên danh sách từng nhân chứng quan trọng bị tạm giữ hơn 10 ngày để chờ cáo trạng, quyết định truy tố, hoặc xét xử. Đối với mỗi nhân chứng quan trọng có tên trong báo cáo, luật sư của chính phủ phải nói rõ tại sao nhân chứng không được thả khi có hoặc không có biên bản ghi lời khai được tiến hành theo Nguyên tắc 15(a).
(i) Tịch thu tài sản.
Toà án có thể giải quyết một tội phạm bị truy tố bằng cách ra lệnh tịch thu theo điều 3142(c)(1)(B)(xi) chương 18 Bộ luật Mỹ đối với tài sản theo quy định tại điều 3146(d) chương 18 Bộ luật Mỹ, nếu khoản tiền phạt là hình phạt thích hợp cho tội phạm bị truy tố tương ứng với giá trị của tài sản đặt bảo đảm.
(j) Đưa ra lời khai.
(1) Quy định chung.
Nguyên tắc 26.2(a),(d) và (f) áp dụng đối với phiên xử xem xét việc giam giữ theo điều 3142 chương 18 Bộ luật Mỹ, trừ khi toà án vì lí do chính đáng ra quyết định khác.
(2) Hình phạt vì không xuất trình lời khai.
Nếu một bên không tuân theo quyết định dựa trên Nguyên tắc 26.2 để xuất trình lời khai của một nhân chứng, toà án không được xem xét lời khai của nhân chứng đó trong phiên xử xem xét việc giam giữ.
Nguyên tắc 47. Đơn và Bản khai có tuyên thệ để hỗ trợ
(a) Quy định chung.
Bên nào có yêu cầu toà án ra một quyết định phải thể hiện bằng đơn.
(b) Mẫu và nội dung đơn.
Một đơn – trừ khi được làm trong quá trình xét xử hoặc phiên họp – phải bằng văn bản, trừ khi toà án cho phép các bên làm đơn theo cách khác. Đơn phải ghi rõ căn cứ và biện pháp thay thế hoặc quyết định mà bên đó đề nghị. Đơn có thể được hỗ trợ bằng bản khai có tuyên thệ.
(c) Thời điểm nộp đơn.
Một bên phải nộp đơn bằng văn bản – ngoại trừ trường hợp toà án có thể giải quyết trực tiếp – và bản thông báo của toà án về một phiên họp ít nhất 5 ngày trước ngày xem xét ra quyết định, trừ khi một nguyên tắc hoặc quyết định của toà án đặt ra một thời hạn khác. Vì lí do chính đáng, toà án có thể đặt ra một thời hạn khác căn cứ vào đơn yêu cầu của một bên.
(d) Bản khai có tuyên thệ hỗ trợ cho đơn.
Bên nộp đơn phải nộp tất cả biên bản hỗ trợ cùng với đơn. Bên đối ứng phải nộp toàn bộ biên bản đối kháng ít nhất một ngày trước phiên toà xem xét quyết định, trừ khi toà án cho phép nộp muộn hơn.
Nguyên tắc 48. Huỷ bỏ
(a) Do chính phủ.
Với sự đồng ý của toà án, chính phủ có thể huỷ bỏ cáo trạng, thông báo hoặc tố giác. Chính phủ không thể huỷ bỏ việc truy tố trong quá trình xét xử mà không có sự đồng ý của bị cáo.
(b) Do toà án.
Toà án có thể huỷ bỏ cáo trạng, thông báo hoặc tố giác nếu có việc trì hoãn không cần thiết xảy ra trong khi:
(1) trình bày một cáo buộc trước bồi thẩm đoàn mở rộng;
(2) nộp một thông báo chống lại bị cáo; hoặc
(3) đưa bị cáo ra xét xử.
Nguyên tắc 49. Tống đạt và Nộp giấy tờ
(a) Khi được yêu cầu.
Một bên phải tống đạt cho các bên khác toàn bộ đơn bằng văn bản (ngoài đơn được xem xét trực tiếp), thông báo bằng văn bản, đưa ra hồ sơ bị kháng cáo, hoặc giấy tờ tương tự.
(b) Cách thực hiện.
Việc tống đạt phải được thực hiện theo cách thức quy định cho một vụ việc dân sự. Khi những nguyên tắc này hoặc một quyết định của toà án yêu cầu hoặc cho phép tống đạt cho một bên do luật sư đại diện, thì phải tống đạt cho luật sư thay cho việc tống đạt trực tiếp cho bên đó, trừ khi toà án có quyết định khác.
(c) Thông báo về một lệnh của toà án.
Khi toà án ban hành quyết định về các đơn sau khi có quyết định truy tố, thư kí toà phải cung cấp một thông báo theo cách thức quy định cho một vụ việc dân sự. Trừ khi Nguyên tắc Liên bang về Thủ tục Phúc thẩm 4(b) quy định khác, việc thư kí không đưa được bản thông báo không ảnh hưởng đến thời gian kháng cáo, hoặc miễn giảm – hoặc uỷ quyền cho toà án miễn giảm – mà một bên không thể kháng cáo đúng hạn.
(d) Nộp hồ sơ.
Một bên phải nộp cho toà án bản sao toàn bộ giấy tờ bên đó được yêu cầu tống đạt. Giấy tờ phải được nộp theo cách thức quy định cho một vụ việc dân sự.
Nguyên tắc 49.1 Bảo vệ sự riêng tư trong những tài liệu nộp cho toà án
(a)    Các giấy tờ đã biên tập.
Trừ khi toà án ra quyết định khác, một tài liệu là giấy tờ hoặc qua phương tiện điện tử nộp cho toà án có chứa một số liệu, số nhận dạng người trả thuế mang tính chất cá nhân hoặc ngày sinh, tên tuổi của một người chưa rõ danh tính được cho là vị thành niên, một tài khoản tài chính, hoặc địa chỉ nhà của một cá nhân, một bên hoặc không phải bên tham gia tố tụng đưa vào trong tài liệu nộp cho toà án có thể chỉ được ghi:
(1)    4 số cuối cùng của số trật tự xã hội và số nhận dạng người trả thuế;
(2)   Năm sinh của một cá nhân;
(3)   Tên viết tắt của người vị thành niên;
(4)   4 số cuối của số tài khoản tài chính; và
(5)    Tên thành phố và bang của địa chỉ nhà riêng.
(b)   Các ngoại lệ trong Yêu cầu biên tập tài liệu.
Yêu cầu biên tập tài liệu không áp dụng cho những trường hợp sau:
(1)    Số tài khoản tài chính hoặc địa chỉ một bất động sản mà làm phát hiện tài sản được cho là đối tượng của việc tịch thu trong thủ tục về tịch thu tài sản.
(2)    Hồ sơ của vụ việc theo tố tụng hành chính hoặc đại diện;
(3)    Hồ sơ chính thức của thủ tục tố tụng tại toà án bang;
(4)     Hồ sơ của một toà án nếu hồ sơ này không phải thuộc diện phải theo yêu cầu biên tập khi nộp bản gốc;
(5)     Việc nộp tài liệu theo quy định tại Nguyên tắc 49.1(d);
(6)     Việc tự nộp tài liệu theo quy định tại các điều 2241, 2254 hoặc 2255 chương 28 Bộ luật Mỹ;
(7)     Việc nộp hồ sơ cho toà án mà liên quan đến một vấn đề hoặc một cuộc điều tra hình sự mà được tiến hành trước khi có việc đưa ra cáo buộc hình sự hoặc không được nộp như là một phần của hồ sơ hình sự đã được thụ lý.
(8)    Một lệnh bắt giữ hoặc khám xét; và
(9)    Một tài liệu buộc tội và một bản khai có tuyên thệ được nộp để củng cố thêm cho một tài liệu buộc tội.
(c)    Trường hợp nhập cư.
Việc nộp tài liệu theo quy định tại điều 2241 chương 28 Bộ luật Mỹ mà có liên quan đến quyền nhập cư của người nộp được điều chỉnh bởi Nguyên tắc liên bang về Tố tụng Dân sự số 5.2.
(d)   Nộp tài liệu có niêm phong.
Toà án có thể yêu cầu tài liệu nộp phải có niêm phong mà không biên soạn. Sau đó toà án có thể mở niêm phong tài liệu hoặc yêu cầu người nộp lập một bản sao được biên soạn để đưa vào hồ sơ công khai.
(e)    Các quyết định mang tính chất bảo vệ.
Khi có căn cứ, toà án có thể bằng quyết định trong vụ án:
(1)   Yêu cầu biên soạn những thông tin bổ sung;
(2)    Hạn chế hoặc cấm tiếp cận bằng phương tiện điện tử từ xa của bên không tham gia tố tụng đối với tài liệu nộp cho toà án.
(f)    Lựa chọn tài liệu bổ sung chưa biên soạn có niêm phong.
Người nộp tài liệu đã biên soạn có thể cũng nộp bản sao chưa biên soạn có niêm phong. Toà án có thể giữ bản sao chưa biên soạn như là một phần của hồ sơ.
(g)   Lựa chọn nộp danh sách tham khảo.
Tài liệu có chứa thông tin đã biên soạn có thể được nộp cùng với danh sách tham khảo mà trong đó xác định mỗi mục của thông tin được biên soạn và nêu cụ thể tài liệu xác định phù hợp mà tương ứng duy nhất với mỗi mục trong danh sách. Danh sách này phải được nộp khi đã niêm phong và có thể được sửa đổi theo quyền của họ. Bất cứ sự tham khảo nào trong vụ án về một tài liệu xác định có trong danh sách sẽ được hiểu là đề cập đến mục tương ứng của thông tin.
(h)   Từ chối sự bảo vệ của việc xác định thông tin.
Một người từ chối sự bảo vệ được quy định tại Nguyên tắc 49.1(a) đối với thông tin riêng của người này bằng cách nộp tài liệu chưa biên soạn và không niêm phong.
Nguyên tắc 50. Giải quyết nhanh chóng
Phải ưu tiên lên lịch giải quyết cho các thủ tục tố tụng hình sự ngay khi có thể.
Nguyên tắc 51. Bảo lưu khiếu nại về lỗi
(a) Các ngoại lệ không cần thiết.
Phán quyết hoặc lệnh của toà án không cần xác định các ngoại lệ.
(b) Bảo lưu một khiếu nại về sai sót.
Một bên có thể bảo lưu một khiếu nại về sai sót bằng cách thông báo cho toà án – khi quyết định hoặc lệnh của toà án được đưa ra hoặc được yêu cầu – về công việc mà bên đó muốn toà án thực hiện, hoặc phản đối của bên đó đối với công việc của toà án và nêu căn cứ cho việc phản đối đó. Nếu một bên không có cơ hội để phản đối một phán quyết hoặc lệnh của toà án, việc không phản đối sau này không gây bất lợi cho bên đó. Một phán quyết hoặc quyết định chấp nhận hoặc loại trừ chứng cứ được điều chỉnh bởi Nguyên tắc Liên bang về Chứng cứ số 103.
Nguyên tắc 52. Lỗi vô hại và đơn giản
(a) Lỗi vô hại.
Bất kì lỗi, khiếm khuyết, bất quy tắc hoặc khác biệt không ảnh hưởng đến các quyền căn bản thì không được xem xét.
(b) Lỗi đơn giản.
Một lỗi đơn giản mà ảnh hưởng đến các quyền căn bản có thể được xem xét cho dù lỗi này không được đưa ra đề nghị toà án lưu ý.
Nguyên tắc 53. Cấm đưa tin và chụp ảnh tại phòng xử án
Trừ khi luật hoặc các nguyên tắc này quy định khác, toà án không được cho phép chụp ảnh trong phòng xử án trong quá trình tiến hành tố tụng hoặc đưa tin về tiến trình tố tụng từ phòng xử án.
Nguyên tắc 55. Hồ sơ
Thư ký toà án quận phải lưu giữ hồ sơ tố tụng hình sự theo hình thức do Giám đốc Văn phòng Quản lí Toà án Liên bang quy định. Thư kí toà phải đưa vào hồ sơ toàn bộ lệnh hoặc phán quyết của Toà án và ngày vào hồ sơ.
Nguyên tắc 56. Thời gian làm việc của toà án
(a) Quy định chung.
Toà án quận làm việc thường xuyên để tiếp nhận các đơn, và thực hiện quá trình ban hành và trả lại các loại lệnh, quyết định, làm đơn, hoặc ra lệnh.
(b) Giờ làm việc.
Văn phòng thư kí toà có thư kí hoặc một trợ lí thường trực, mở cửa trong giờ làm việc vào tất cả các ngày trừ Thứ bảy, Chủ nhật và ngày lễ.
(c) Giờ đặc biệt.
Toà án có thể quy định bằng nguyên tắc địa phương hoặc lệnh là văn phòng thư kí sẽ mở cửa vào các giờ đặc biệt vào Thứ bảy hoặc ngày lễ ngoài những ngày do luật quy định như Ngày đầu năm mới, Ngày sinh Martin Luther King, Ngày sinh Washington, Ngày tưởng niệm, Ngày độc lập, Ngày lao động, Ngày Columbus, Ngày cựu chiến binh, Ngày lễ tạ ơn, và Ngày lễ giáng sinh.
Nguyên tắc 57. Nguyên tắc của Toà án quận
(a) Quy định chung.
(1) Thông qua các Nguyên tắc địa phương.
Mỗi toà án quận hoạt động theo quyết định của đa số thẩm phán, sau khi đưa ra thông báo công khai để tiếp thu nhận xét, có thể đưa ra và sửa đổi các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của mình. Một nguyên tắc địa phương phải đồng bộ mà không phải là nhắc lại các luật và nguyên tắc liên bang được thông qua theo quy định tại điều 2072 chương 28 Bộ luật Mỹ và phải tuân thủ bất kì hệ thống đánh số thống nhất nào được quy định bởi Hội nghị Tư pháp Liên bang Mỹ.
(2) Hạn chế việc thực thi.
Một nguyên tắc địa phương ấn định một yêu cầu về hình thức không được thực thi theo cách thức khiến một bên mất các quyền do một lỗi vô ý khi tuân theo yêu cầu này.
(b) Thủ tục Khi không có Luật điều chỉnh.
Thẩm phán có thể điều chỉnh hoạt động theo bất kì cách nào phù hợp với luật liên bang, với các nguyên tắc này, và các nguyên tắc địa phương của quận đó. Không được ấn định hình phạt hoặc bất lợi khác cho việc không tuân thủ yêu cầu không có trong luật liên bang, các nguyên tắc của bang hoặc các nguyên tắc cấp quận trừ khi người vi phạm đã được cung cấp một thông báo thực tế về yêu cầu trước đó.
(c) Ngày có hiệu lực và Thông báo.
Nguyên tắc địa phương được thông qua theo nguyên tắc này có hiệu lực kể từ ngày do toà án quận quy định trừ khi toà án quận sửa đổi hoặc hội đồng tư pháp của vùng nơi có trụ sở toà án quận huỷ bỏ. Bản sao các nguyên tắc địa phương và sửa đổi, khi được ban hành, phải cung cấp cho hội đồng tư pháp và Văn phòng Quản lí Toà án Liên bang và phải công bố công khai.
Nguyên tắc 58. Tội vi cảnh và các tội ít nghiêm trọng khác
(a) Phạm vi.
(1) Quy định chung.
Các nguyên tắc này áp dụng đối với các vụ án tội vi cảnh và các tội ít nghiêm trọng khác và kháng cáo lên thẩm phán toà án quận trong trường hợp vụ án do thẩm phán sơ thẩm xét xử, trừ khi nguyên tắc này quy định khác.
(2) Về tội vi cảnh không có hình phạt tù.
Trong một vụ án liên quan đến một tội vi cảnh không có hình phạt tù, toà án có thể theo bất kì quy định nào của các nguyên tắc này mà không trái với chính nguyên tắc này và toà án thấy là phù hợp.
(3) Khái niệm.
Theo nguyên tắc này, thuật ngữ “tội vi cảnh không có hình phạt tù” có nghĩa là tội vi cảnh mà toà án quyết định là không áp dụng hình phạt tù khi kết án.
(b) Thủ tục trước khi xét xử.
(1) Tài liệu buộc tội.
Việc xét xử một tội ít nghiêm trọng có thể tiến hành dựa vào một cáo trạng, thông báo hoặc tố giác. Việc xét xử một tội vi cảnh cũng có thể tiến hành dựa vào một quyết định triệu tập hoặc thông báo vi phạm.
(2) Trình diện ban đầu.
Tại phiên trình diện ban đầu về một tội vi cảnh hoặc tội ít nghiêm trọng khác, thẩm phán sơ thẩm phải thông báo cho bị cáo những việc sau:
(A) sự buộc tội, hình phạt thấp nhất và cao nhất bao gồm phạt tù, phạt tiền, bất kì đánh giá đặc biệt nào theo điều 3013 chương 18 Bộ luật Mỹ và việc trả lại tài sản theo điều 3556 chương 18 Bộ luật Mỹ.
(B) quyền có người bào chữa;
(C) quyền yêu cầu chỉ định người bào chữa nếu bị cáo không thể tự có người bào chữa – trừ khi bị buộc tội vi cảnh mà không cần có người bào chữa;
(D) quyền của bị cáo được giữ im lặng và bất kì tuyên bố nào đưa ra có thể được sử dụng để chống lại bị cáo;
(E) quyền được xét xử, phán quyết và kết án bởi một thẩm phán quận – trừ khi:
(i) cáo buộc về một tội vi cảnh; hoặc
(ii) bị cáo đồng ý xét xử, phán quyết và kết án bởi một thẩm phán sơ thẩm;
(F) quyền được xét xử bởi bồi thẩm đoàn trước cả một thẩm phán sơ thẩm cũng như thẩm phán quận – trừ khi bị buộc tội vi cảnh; và
(G) quyền được xét xử sơ bộ theo Nguyên tắc 15 và các tình huống chung, nếu có, theo đó bị cáo có thể được tha trước khi xét xử.
(3) Quyết định truy tố.
(A) Thú tội trước một Thẩm phán sơ thẩm.
Thẩm phán sơ thẩm có thể ghi nhận lời thú tội của bị cáo trong một vụ án về tội vi cảnh. Trong tất cả các tội ít nghiêm trọng khác, thẩm phán khu vực có thể ghi nhận lời thú tội chỉ khi bị cáo đồng ý bằng văn bản hoặc ghi âm là được xét xử bởi một thẩm phán sơ thẩm và chính xác là từ chối quyền được xét xử bởi thẩm phán quận. Bị cáo có thể không nhận tội, nhận tội, hoặc (với sự đồng ý của thẩm phán sơ thẩm) mặc nhiên thừa nhận.
(B) Không đồng ý.
Trừ vụ án về tội vi cảnh, thẩm phán sơ thẩm phải yêu cầu bị cáo mà không đồng ý việc xét xử bởi một thẩm phán sơ thẩm, trình diện trước một thẩm phán quận đối với các giai đoạn tố tụng kế tiếp.
(c) Thủ tục bổ sung trong các vụ án tội vi cảnh cụ thể.
Các thủ tục sau cũng áp dụng trong vụ án liên quan đến một tội vi cảnh không có hình phạt tù:
(1) Thú nhận có tội hoặc Mặc nhiên thừa nhận.
Toà án không được chấp nhận việc thú tội hoặc mặc nhiên thừa nhận trừ khi thấy bị cáo hiểu bản chất của sự buộc tội và hình phạt cao nhất có thể áp dụng.
(2) Từ chối địa điểm xét xử.
(A) Các điều kiện từ chối thẩm quyền xét xử  theo lãnh thổ.
Nếu bị cáo bị bắt, bị giam giữ hoặc đang sinh sống tại một quận khác với nơi có cáo trạng, thông báo, tố giác, yêu cầu trình diện hoặc thông báo vi phạm đang bị tạm hoãn, bị cáo có thể tuyên bố bằng văn bản về việc mong muốn được nhận tội hoặc mặc nhiên thừa nhận; từ chối địa điểm và việc xét xử tại quận nơi tố tụng bị tạm hoãn; và đồng ý được xét xử tại toà án quận nơi bị cáo bị bắt, bị giam giữ hoặc đang sinh sống.
(B) Hiệu lực của việc từ chối thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ.
Trừ khi bị cáo sau đó không nhận tội, việc truy tố sẽ tiến hành tại quận nơi bị cáo bị bắt, bị giam giữ hoặc đang sinh sống. Thư kí toà án quận này phải thông báo cho thư kí toà án quận ban đầu nơi bị cáo từ chối thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ. Tuyên bố của bị cáo về mong muốn nhận tội hoặc mặc nhiên thừa nhận không được chấp nhận để chống lại bị cáo.
(3) Kết án.
Toà án phải cho bị cáo cơ hội được xem xét các tình tiết giảm nhẹ và tiếp đó được kết án ngay lập tức. Tuy nhiên, toà án có thể tạm hoãn việc kết án cho phép tại ngoại để điều tra hoặc cho phép các bên nộp bổ sung thông tin.
(4) Thông báo về quyền kháng cáo.
Sau khi quyết định hình phạt trong một vụ án xét xử dựa trên tuyên bố không nhận tội, toà án phải tư vấn cho bị cáo quyền kháng cáo bản án và quyền kháng cáo hình phạt. Nếu bị cáo bị kết tội dựa trên lời thú tội hoặc mặc nhiên thừa nhận, toà án phải tư vấn cho bị cáo về quyền kháng cáo hình phạt.
(d) Trả một số tiền nhất định thay cho việc trình diện.
(1) Quy định chung.
Nếu toà án có nguyên tắc địa phương điều chỉnh việc tịch thu tài sản thế chấp, toà án có thể chấp nhận một số tiền nhất định thay cho việc trình diện của bị cáo và kết thúc vụ án, nhưng số tiền này không được vượt quá số tiền phạt tối đa theo luật định.
(2) Thông báo trình diện.
Nếu bị cáo không trả số tiền đã ấn định, không yêu cầu một phiên họp, hoặc không trình diện theo một thông báo vi phạm hoặc yêu cầu trình diện, thư kí toà quận hoặc thẩm phán sơ thẩm có thể ban hành một thông báo yêu cầu bị cáo trình diện trước toà vào một ngày nhất định. Bản thông báo có thể cho phép bị cáo có thêm cơ hội trả một khoản tiền ấn định thay cho việc trình diện. Thư kí toà quận phải tống đạt thông báo cho bị cáo bằng cách gửi qua bưu điện một bản sao tới địa chỉ cuối cùng biết được của bị cáo.
(3) Lệnh triệu tập hoặc lệnh bắt.
Căn cứ vào cáo trạng hoặc trình bày của một trong các tài liệu buộc tội quy định trong Nguyên tắc 58(b)(1) về căn cứ để tin rằng một tội phạm đã được thực hiện và bị cáo đã thực hiện tội phạm đó, toà án có thể ban hành một lệnh bắt hoặc lệnh triệu tập, nếu luật sư của chính phủ không đề nghị bắt. Việc trình bày căn cứ phải được tiến hành bằng cách tuyên thệ hoặc sẽ bị xử phạt về tội khai báo gian dối, nhưng người khai báo không cần trình diện trước toà. Nếu bị cáo không trình diện trước toà theo giấy triệu tập, toà án có thể ban hành ngay lệnh bắt bị cáo.
(e) Ghi âm tiến trình tố tụng.
Toà án phải ghi âm bất kì tiến trình tố tụng nào theo nguyên tắc này bằng cách sử dụng phóng viên toà án hoặc một thiết bị ghi âm phù hợp.
(f) Xét xử lại.
Nguyên tắc 33 áp dụng cho đơn yêu cầu xét xử lại.
(g) Kháng cáo.
(1) Quyết định hoặc Phán quyết của Thẩm phán Quận.
Nguyên tắc Liên bang về Thủ tục Phúc thẩm điều chỉnh việc kháng cáo một quyết định hoặc phán quyết của thẩm phán quận về kết tội hoặc mức hình phạt.
(2) Quyết định hoặc Phán quyết của Thẩm phán sơ thẩm.
(A) Kháng cáo tạm thời.
Các bên có thể kháng cáo một quyết định của thẩm phán sơ thẩm lên thẩm phán quận trong vòng 10 ngày sau khi ban hành nếu một quyết định của thẩm phán quận cũng có thể bị kháng cáo tương tự. Bên kháng cáo phải nộp một thông báo cho thư kí toà nêu rõ quyết định bị kháng cáo và phải đưa một bản sao cho bên đối kháng.
(B) Kháng cáo việc kết tội hoặc hình phạt.
Bị cáo có thể kháng cáo một phán quyết về tội danh hoặc hình phạt của thẩm phán sơ thẩm lên một thẩm phán quận trong vòng 10 ngày sau khi ban hành. Để kháng cáo, bị cáo phải nộp một thông báo cho thư kí toà nêu rõ phán quyết bị kháng cáo và phải chuyển một bản sao cho luật sư của chính phủ.
(C) Hồ sơ.
Hồ sơ bao gồm giấy tờ gốc và vật chứng trong vụ án; các bản ghi chép chi tiết, băng ghi âm hoặc việc ghi âm tiến trình tố tụng khác; và một bản sao có chứng nhận việc vào sổ thụ lí. Vì mục đích kháng cáo, hồ sơ tố tụng phải được sao cho bị cáo mà đã có tuyên thệ về việc không có khả năng trả tiền hoặc đảm bảo an toàn cho hồ sơ. Giám đốc Văn phòng Quản lí Toà án Liên bang phải trả tiền cho những bản sao này.
(D) Phạm vi Kháng cáo.
Bị cáo không được quyền xét xử lại bởi một thẩm phán quận. Phạm vi kháng cáo tương tự với việc kháng cáo lên toà án phúc thẩm một phán quyết do thẩm phán quận tuyên.
(3) Hoãn thi hành và tha chờ kháng cáo.
Nguyên tắc 38 áp dụng đối với việc hoãn thi hành một phán quyết kết tội hoặc hình phạt. Toà án có thể thả bị cáo trong khi chờ kháng cáo theo luật liên quan đến việc tha để chờ kháng cáo từ toà án quận lên toà phúc thẩm.
Nguyên tắc 60. Tên gọi
Các nguyên tắc này có thể được gọi và trích dẫn là các Nguyên tắc Liên bang về Tố tụng Hình sự./.
(Sửa đổi ngày 29 tháng 4 năm 2001, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2002.)




[1] Cú thể hiểu đây chớnh là cỏc cụng tố viờn do chức năng thực hiện việc truy tố của những người này.
[2] Là thẩm phỏn được bổ nhiệm và làm việc tại toà ỏn quận và thực hiện những cụng việc do thẩm phỏn quận giao.
[3] Mistrial: 1. Xột xử khụng hợp phỏp vỡ cú vi phạm tố tụng; 2. Xột xử mà Bồi thẩm đoàn khụng đi đến quyết định.
[4] Restitution: Trả lại tài sản cú được một cỏch bất hợp phỏp.
[5] In forma pauperis: ‘As a poor person’ – Với tư cỏch người nghốo - Trợ giỳp phỏp lớ.
[6] Contempt: Gõy rối trật tự phiờn toà hoặc khụng tuõn theo lệnh của toà ỏn.