Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Ngân hàng ACB bị gièm pha trong cạnh tranh


Ngân hàng ACB bị gièm pha trong cạnh tranh
LÊ NHẬT BẢO – HS34A

1.                  Đặt vấn đề.
Vào lúc 10 giờ ngày 14-10-2003, ông Trần Ngọc Minh - giám đốc NH Nhà nước TP.HCM đã chủ trì cuộc họp báo trong đó chính thức công bố thông báo bác bỏ tin đồn thất thiệt liên quan đến ACB.
Thông báo này được gửi đến các báo đài, các NH trong toàn quốc cùng các cơ quan chức năng.
Thông báo ghi: gần đây có lan tuyền tin đồn thất thiệt, vô cớ, không những xâm hại nghiêm trọng uy tín của ACB, tin đồn này tạo ra tâm lý hoang mang lo sợ trong một số khách hàng có quan hệ giao dịch với mACB. Đây là tin đồn thất thiệt, vô cớ, không những xâm phạm nghiêm trọng uy tín của ACB mà còn làm ảnh hưởng đến cả hệ thống NH trên địa bàn TP.HCM.
Trong ngày 14-10 lượng người kéo đến rút tiền tại ACB tăng vọt, tập trung chủ yếu ở hội sở trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và chi nhánh tại 30 Mạc Đĩnh Chi (quận 1). Do lượng người đến quá đông, buộc ACB phải cho bốc số thứ tự để rút tiền. Người chờ càng đông, tụ tập trước NH, tràn xuống cả lòng đường càng làm cho tin đồn loan nhanh hơn.
Lãnh đạo NH Nhà nước TP.HCM, lãnh đạo một số NH cổ phần cũng đã có mặt để giúp ACB gỉai quyết các yêu cầu chi trả của khách hàng. Cả ngàn tờ thông báo của NH Nhà nước đã được photo phát đến mọi người có mặt tại NH. Hàng ngàn tờ pho to có hình lãnh đạo ACB đã được phát đến tay người gửi tiền. Trong cả buổi chiều 14-10, ông Thiệt đeo bảng tên có dán hình xuất hiện ở ngay quầy gửi tiền, trước mặt khách hàng vừa thông báo về sự hiện diện của mình.[1]
2.               Hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẽ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng một ngành…[2]
Cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển, và bản chất của nó là để đảm bảo cho người tiêu dùng được quyền lựa chọn các loại hàng hòa và dịch vụ từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau. Sự lựa chọn đó không những giúp cho người tiêu dùng, người sử dụng dịch vụ thỏa mãn tốt hơn mà còn là động lực cho mỗi nhà cung cấp nỗ lực để thu hút người tiêu dùng, người sử dụng dịch vụ. Có thể nói cạnh tranh là sức mạnh nền kinh tế thị trường, được pháp luật cạnh tranh thừa nhận như là một trong những quyền cơ bản của doanh nghiệp, tuy nhiên việc cạnh tranh đó phải được đặt trong khuôn khổ của pháp luật, hay nói cách khác đó là giới hạn của sự cạnh tranh. Điều này nhằm hạn chế những mặt trái của nền kinh tế thị trường mà Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới, một trong những tiêu cực của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Khoản 4 Điều 3 LCT hiện hành có quy định: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
Qua định nghĩa nêu trên, hành vi cạnh tranh không lành mạnh có các đặc điểm sau:
-       Đó là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh;
-       Hành vi đấy trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh. Đây là đặc điểm mang tính “động”, bởi lẻ  thế nào là chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh thường khó có thể xác định, và thường thay đổi trong một xã hội với một nền kinh tế luông biến động. Cũng chính vì điều này nên LCT 2004 quy định theo hướng mở cho phép Chính phủ quy định bổ sung những hành vi khác được xem là cạnh tranh không lành mạnh.[3]
-       Gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoạt của người tiêu dùng. Như vậy, thiệt hại ở đây không bắt buộc phải xảy ra, chỉ cần tồn tại dưới dạng “có thể gây thiệt hại” là đủ một trong các dấu hiệu cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh.[4]
3.      Gièm pha doanh nghiệp khác
Điều 39 LCT hiện hành liệt kê 10 hành vi cạnh tranh không lành mạnh, ở đây chúng tôi phân tích việc ngân hàng ACB bị tác động bởi hành vi dèm pha doanh nghiệp khác được quy định tại khoản 4 Điều luật này.  Theo đó  Luật cạnh tranh 2004 cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Cũng theo trang web vietbao.vn thì tin đồn được nghe sớm nhất là trước đó 8 ngày, xuất phát từ một người ở một ngân hàng liên doanh với nước ngoài báo tin cho một cán bộ quản lý của ACB. Cho đến những ngày cuối tuần qua thì tin đồn ảnh hưởng thực sự, một số người đã đến hội sở ACB rút tiền, tất toán sổ tiết kiệm trước hạn. Trong số này, phần đông là có số tiền gửi không lớn, nhưng cũng có vài trường hợp rút tiền đến cả tỉ đồng. Uỷ ban nhân dân TP.HCM trong thông báo ra ngày 14.10 cũng xác định đây là một tin đồn thất thiệt có tính chất phá hoại, trực tiếp đưa ra những thông tin không trung thực, làm cho người tiếp nhận thông tin hiểu sai về tình hình thực tế, gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng cực kì xấu đến doanh nghiệp, đặt biệt hơn đối tượng bị tác động ở đây là ngân hàng ACB – một tổ chức tín dụng.
Tuy những thông tin ấy không nhắm thẳng vào ngân hàng ACB, mà nhắm đến Tổng giám đốc ngân hàng này, nhưng giữa Tổng  giám đốc và ngân hàng ACB có mối quan hệ khăn khít với nhau, khi người gửi tiền nhận được thông tin trên thì một câu hỏi được đặt ra trong đầu họ là : tại sao Tổng giám đốc của ngân hàng ACB lại bỏ trốn? Phải chẳng ngân hàng này sắp bị phá sản, gánh lấy những khoản nợ không thể nào trả được, và quan trọng là tiền của mình trong ngân hàng ấy có nguy cơ bị mất trắng?...Rồi thì họ truyền tai nhau, từ một người hoang mang, dẫn đến một số lượng khổng lồ người lo lắng và tất cả họ cùng nhau quyết tâm đến ngân hàng ACB để rút tiền của mình ra.
Hoạt động ngân hàng luôn song hành với các rủi ro. Rủi ro thanh khoản ngân hàng là tình trạng ngân hàng mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ của mình khi đến hạn hay là khả năng ngân hàng không có được đủ vốn khả dụng (cung thanh khoản) với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần để đáp ứng cầu thanh khoản.
Rủi ro thanh khoản làm giảm thu nhập, uy tín, mất khả năng thanh toán. Đây là điều mà hầu hết các ngân hàng đều lo lắng. Nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế chỉ vì những thông tin thiếu khách quan. Mục đích của hành vi trên là nhằm cạnh tranh trong kinh doanh, đối thủ của ngân hàng ACB tìm cách hạ bệ  ngân hàng này, nó trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh đã lợi dụng sự lo lắng của những người gửi tiền, tung ra những tin đồn thất thiệt, hoàn toàn sai sự thật, hậu quả xấu là gây ảnh hưởng  đến uy tín, tình trạng tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp bị gièm pha này và lòng tin của người gửi tiền.
Để giải quyết kịp thời tình trạng này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cam kết đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về VNÐ, ngoại tệ và vàng để ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu thực hiện tốt các điều kiện sau đây: Bảo đảm an toàn tiền gửi bằng VNÐ, ngoại tệ hay bằng vàng và mọi lợi ích khác của khách hàng gửi tiền và giao dịch với ngân hàng như ngân hàng Á Châu đã cam kết.Chi trả đầy đủ, đúng hẹn mọi nhu cầu rút tiền bằng VNÐ, ngoại tệ hay bằng vàng của người gửi tiền khi người gửi tiền yêu cầu.
Và chỉ khi những tin đồn này bị các cơ quan có thẩm quyền phản bác, thì ngân hàng ACB mới được giải oan, nhưng được vạ thì má đã sưng.Tin đồn có tác động truyền miệng với nhau rất nguy hiểm, có khi tác động mạnh hơn cả tin chính thức. Ðây có thể do cạnh tranh. Nếu lôi thôi sẽ kéo ảnh hưởng cả hệ thống ngân hàng. Vì ACB được cho là ngân hàng tốt nhất còn bị tin đồn như vậy thì các ngân hàng khác cần rút kinh nghiệm. Bất kỳ ngân hàng nào cũng không đủ khả năng chi trả khi khách hàng ùn ùn kéo đến rút tiền, cần có sự can thiệp.
Ứng phó của các quan chức để trấn an người dân như vậy là đúng. Thống đốc ngân hàng đã xuất hiện bên cạnh UBND TP.HCM thể hiện kiên quyết. Ông Phạm Văn Thiệt bị đồn là trốn cũng đã xuất hiện trước công chúng.[5]
Cạnh tranh là một trong những bản chất của nền kinh tế thị trường, trong đó có cả cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh. Các nước trên thế giới thường có luật lệ nghiêm khắc nhằm chống lại những kiểu cạnh tranh "bẩn". Việt Nam cũng đã có luật về cạnh tranh và cũng có hẳn một cơ quan quản lý cấp cục để phân xử những tranh chấp trong lĩnh vực này.
Pháp luật cạnh tranh quy định:
Doanh nghiệp có hành vi gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Doanh nghiệp có hành vi trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền nêu trên, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:         
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
- Buộc cải chính công khai. [6]
Với quy định trên, thì mức tiền cao nhất được áp dụng để xử lý các hành vi gièm pha trong doanh nghiệp cũng chỉ có 20 triệu đồng, mức xử phạt này là quá thấp, không đủ sức răng đe, khi mà các doanh nghiệp bị tác động bởi hành vi gièm pha thì bản thân họ đã có thể gánh lấy những thiệt hại vô cùng to lớn, không chỉ là về vật chất mà còn là uy tín, niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Sau vụ việc trên, ngân hàng ACB đã niềm tin khá nhiều ở người gửi tiền, đâu đó trong dư luận người ta vẫn rỉ tai với nhau rằng: ngân hàng ACB không đủ tin tưởng để gửi tiền, hãy chọn ngân hàng khác đi!
Sự cố xảy ra vào năm 2003 đến nay đã được hơn 8 năm, nhưng vẫn không thể nào xóa hẳn khỏi trí nhớ của dư luận, đặt biệt của người tiền vào ngân hàng ACB ở thời điểm đó và của những người đã đổ mồi hôi nước mắt vì sự phát triển của ngân hàng.
Pháp luạt cạnh tranh cần có hướng xử lý nghiêm khác hơn đối với hành vi này. Được như vậy, không chỉ phòng ngừa những doanh nghiệp không chịu phát triển bằng chính khả năng của mình, luôn tìm cách “hậu” để đè bẹp doanh nghiệp khác và tiến tới; đồng thời tạo niềm tin cho doanh nghiệp an tâm tập trung phát triển, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi mà Việt Nam ngày càng hội nhập, nước ngoài ngày càng đầu tư nhiều vào Việt Nam.



[3] Khoản 10 Điều 39 Luật cạnh tranh 2004
[4] Xem thêm giáo trình Pháp luật về cạnh tranh và giải quyết tranh chấp thương mại – Trường ĐH Luật Tp Hồ Chí Minh,nhà xuất bản Hồng đức – Hội luật gia Việt nam năm 2012, trang 71.
[5] Chuyên gia ngân hàng Trần Bá Tước
[6] Điều 33 NĐ 120/2005/NĐ-CP

1 nhận xét:

  1. Sự cạnh tranh luôn tồn tại trong thương trường, ai quản trị được rui ro thông tin là người chiến thắng thôi. Bạn nào muốn tìm hiểu bất động sản thì ghé web mình nhà. Bán căn hộ giá rẻ Quận 11 tại TPHCM | Ban can ho gia re Quan 11 tai TPHCM

    Trả lờiXóa